ClockThứ Hai, 06/12/2021 08:50

Chốt tiến độ nhiều hạng mục quan trọng dự án sân bay Long Thành

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Đáng chú ý tại văn bản này, Bộ Giao thông Vận tải đã chốt tiến độ hoàn thành các hạng mục quan trọng của dự án này.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: “Không sân bay nào hiệu quả như Long Thành”Quốc hội cho ý kiến về tách dự án thành phần sân bay Long Thành1,5 tỷ USD cam kết đầu tư vào sân bay Long ThànhTổng Bí thư: Xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết và đúng đắnSân bay quốc tế Long Thành: Khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 7,837 tỷ USD

Sơ đồ Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) kiểm soát chặt chẽ chất lượng của các đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm tra trong bối cảnh dịch COVID-19; kiểm soát chặt chất lượng khảo sát, đặc biệt là về hiện trường và thí nghiệm; đồng thời, rà soát lại tiến độ tổng thể, lập tiến độ chi tiết cho từng hạng mục dự kiến triển khai, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm cơ sở đôn đốc chỉ đạo.

Đặc biệt, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV cần tập trung triển khai các hạng mục chính đã có thiết kế cơ sở. Cụ thể, với hạng mục cọc nhà ga hành khách, ACV hoàn thiện các thủ tục pháp lý và bổ sung hồ sơ, đảm bảo hoàn thành thẩm định thiết kế kỹ thuật các hạng mục cọc nhà ga trong tháng 1/2022 để phê duyệt và tiến hành đấu thầu, khởi công hạng mục cọc nhà ga vào tháng 3/2022. Đối với phần thân nhà ga, trình thẩm định hồ sơ trước tháng 5/2022, khởi công phần thân nhà ga vào tháng 10/2022.

Hạng mục hạ tầng cảng hàng không (các công trình tại khu bay như: đường cất hạ cánh, đường lăn,....; hệ thống giao thông nội cảng; các công trình hạ tầng cấp điện, cấp nước, viễn thông, chiếu sáng; hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay; tòa nhà điều hành), ACV sớm hoàn thành các thủ tục để khởi công vào tháng 6/2022.

Đối với những hạng mục chưa có thiết kế cơ sở, sau khi đấu thầu tư vấn thiết kế, ACV khẩn trương chỉ đạo thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, lập tiến độ chi tiết theo tiến độ tổng thể, hoàn thành trong tháng 12/2022 để triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo tiến độ dự án.

Với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đơn vị này khẩn trương triển khai thủ tục lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn và các công việc tiếp theo, bảo đảm tiến độ hoàn thành dự án thành phần 2 đồng bộ tiến độ khai thác toàn bộ giai đoạn 1 của dự án vào tháng 1/2025.

Riêng công trình Đài chỉ huy cao 123m và hệ thống điều hành quản lý bay sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay, việc thiết kế kỹ thuật phải phụ thuộc vào tư vấn nước ngoài nên còn tiểm ẩn nhiều rủi ro về tiến độ thực hiện…, VATM cần có báo cáo cụ thể tiến độ tổng thể, tiến độ chi tiết, trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, chấp thuận làm cơ sở kiểm tra, đôn đốc tiến độ.

Đối với Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) được Bộ Giao thông Vận tải giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư trong việc thẩm định; Khẩn trương thẩm định hồ sơ thiết kế đảm bảo chất lượng và tiến độ; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo khó khăn và tham mưu cho Bộ Giao thông Vận tải trong quá trình triển khai dự án để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng tốt nhất…

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phục vụ 100 triệu hành khách/năm, tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án khoảng 336.630 tỷ đồng (tương đương khoảng 16,06 tỷ USD, áp dụng tỷ giá của năm 2014); trong đó, giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Dự án chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.

Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3: Hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm...

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Màu sắc trong thiết kế

Trong bất kỳ loại hình thiết kế nào, từ thời trang, đồ họa, kiến trúc, nội thất... màu sắc luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong thiết kế không gian sống đòi hỏi cần có sự chọn lựa màu sắc phù hợp, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Màu sắc trong thiết kế
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top