ClockThứ Năm, 24/08/2023 13:24

Chủ động sớm một bước

TTH - Những năm gần đây, trước những diễn biến mưa lũ bất thường, vùng rốn lũ huyện Quảng Điền không tránh khỏi bị thiệt hại. Vì vậy, mọi công tác chuẩn bị ứng phó mưa lũ dài ngày của các địa phương trên địa bàn huyện được đẩy nhanh và làm sớm hơn một bước.

Nhân rộng nhà ở phòng tránh bão, lũ ở Quảng Điền

Lực lượng vũ trang huyện giúp dân chằng, chống nhà cửa phòng tránh bão 

Mình phải tự cứu mình

Huyện Quảng Điền có phá Tam Giang rộng lớn, diện tích mặt nước 2.292ha với nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Vì thế những năm qua, người dân ở các địa phương ở xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Công, Quảng Ngạn… đã chú trọng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá để phát triển kinh tế. Những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của các lực lượng nên người dân đã có ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của mình trước mùa mưa bão, không đi ghe, đò ra đầm phá để giăng lưới, bủa lừ đánh bắt thủy sản khi có mưa bão.

Chủ tịch UBND xã Quảng Thái Phạm Công Phước cho biết, phát huy cao độ tính tự lực và khả năng tự có của mỗi gia đình, mỗi cơ quan; sự tương trợ của cộng đồng trong mỗi thôn, xóm trong phòng, chống thiên tai; trong đó, phải xác định mọi người tự ứng cứu lẫn nhau là chủ yếu và rất quan trọng. Mỗi thôn, xóm, hộ gia đình phải dự phòng các nhu yếu phẩm cần thiết để tự cứu mình là chính. Thành lập Đội xung kích PCTT cấp xã đảm bảo theo quy mô từ 5-10 người ở mỗi thôn và từ 10-20 người ở xã.

“Chúng tôi xây dựng lực lượng chủ công tại chỗ đủ mạnh để sẵn sàng kịp thời xử lý các tình huống, trong đó lấy xây dựng lực lượng dân quân cơ động xã làm nòng cốt. Lực lượng dân quân cơ động đều có tuổi đời trẻ, khỏe, được huấn luyện hàng năm, hơn nữa là người địa phương nên thông thạo địa bàn. Khi có thiên tai, các lực lượng kiểm tra các phương tiện ghe, thuyền đang hoạt động đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang. Trước và trong khi xảy ra bão, lụt các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn và nhân dân chủ động giằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản, dự trữ lương thực, thực phẩm” - ông Phạm Công Phước chia sẻ.

Linh hoạt “4 tại chỗ”

Thực tế hằng năm, huyện Quảng Điền và cấp xã đều tổ chức các cuộc diễn tập PCTT và TKCN. Thông qua các đợt diễn tập thực binh TKCN trên sông, đầm phá đã nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng cũng như thao tác nghiệp vụ đối với các lực lượng quân đội, công an, y tế và các ban, ngành, đoàn thể từ cấp huyện, đến cơ sở và phát huy được phương châm “4 tại chỗ”, vận dụng vào quá trình thực tiễn, tổ chức chỉ huy TKCN khi tình huống thực tế xảy ra trong mùa mưa bão sắp tới. Đồng thời, thường xuyên tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân biện pháp phòng, tránh và khả năng tự phòng vệ, ứng phó với các sự cố thiên tai; bồi dưỡng kỹ năng cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách và dân quân ở cơ sở nâng cao khả năng cơ động, huy động các phương tiện trong ứng phó sự cố thiên tai.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Tiến cho biết, ngoài thực hiện nghiêm “4 tại chỗ”, huyện tiến hành rà soát lại, nắm chắc số lượng các đối tượng chính xác cần phải sơ tán, di dời khi có lụt, bão trong từng thôn, xóm, nhất là ở các khu vực xung yếu ven sông, ven biển, khu vực thấp trũng ven phá Tam Giang; rà soát các đối tượng là phụ nữ mang thai đến kỳ sinh đẻ, những người có bệnh lý, người già để sơ tán đến các cơ sở y tế trước bão, lũ. Đối với 2 xã ven biển Quảng Công và Quảng Ngạn, huyện sẵn sàng lập Sở chỉ huy tiền phương tại đây khi có bão lớn.

“Thời gian tới, huyện sẽ thành lập đoàn tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác PCTT và TKCN tại các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị. Rút kinh nghiệm, củng cố hoàn thiện phương án, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân từ các cuộc diễn tập PCTT và TKCN với tình huống sát thực tiễn. Thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều PCTT. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương trực ban, tuần tra nghiêm túc, báo cáo kịp thời để xử lý hiệu quả các sự cố xảy ra” - Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Tiến nhấn mạnh.

Bài, ảnh: THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mì lát khô Kim Đôi

Làng Kim Đôi, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền được biết đến “địa chỉ” làm mì lát khô rộn ràng trong những dịp nông nhàn. Gần đây, với cơ chế, chính sách hỗ trợ của các ban, ngành chức năng, địa phương, người dân Kim Đôi đầu tư thêm thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất với năng suất, chất lượng, đưa sản phẩm vươn ra thị trường xa, tạo điều kiện cho hàng trăm lao động địa phương có thu nhập ổn định… Đặc biệt mới đây, sản phẩm mì lát khô ở Kim Đôi được bình chọn sản phẩm nông thôn tiêu biểu của tỉnh nhà.

Mì lát khô Kim Đôi
Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng

Chiều 6/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và 1 năm thực hiện Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 12/9/2023 của UBND tỉnh về nhân rộng công tác chuyển hóa tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiềm chế, kiểm soát không để ma túy phát sinh trên diện rộng
Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Return to top