ClockThứ Tư, 10/08/2022 15:12

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu

Một trong những nhiệm vụ của Kế hoạch hành động ngành ngân hàng đề ra là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch, nợ xấu, quyết toán ngân sáchChính phủ đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấuCần đánh giá về nợ xấu phát sinh dưới tác động của dịch COVID-19Đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 1382/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.”

Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đến các đơn vị thuộc ngành ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" và các nội dung tại Đề án.

Một trong những nhiệm vụ đề ra là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ngành cũng sẽ hoàn thiện các giải pháp hỗ trợ về điều hành chính sách tiền tệ; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát; nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường công tác truyền thông.

Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã đề ra các nội dung cụ thể về: Nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; tiếp tục áp dụng và triển khai Basel II; phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng; thúc đẩy tín dụng xanh, ngân hàng xanh, đầu tư vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon; phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

Đặc biệt, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, bao gồm các nội dung: Xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng; nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của VAMC...

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

Để đảm bảo trật tự đô thị - an toàn giao thông (TTĐT - ATGT) tại các địa điểm tham quan du lịch và các “điểm nóng” trên địa bàn thành phố, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế huy động nhân lực triển khai nhiều giải pháp, góp phần ổn định trật tự đô thị và tạo sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân.

Tập trung xử lý các “điểm nóng” về trật tự đô thị

TIN MỚI

Return to top