ClockThứ Ba, 14/12/2021 15:48

Cơ hội phát triển du lịch

TTH - Sau thời gian lập đề án, đầu tư hạ tầng và triển khai chuẩn bị, ngày 1/1/2022, TP. Huế chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Phố đêm Hoàng thành Huế, tạo cơ hội phát triển dịch vụ du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Phố đêm Hoàng thành hoạt động từ ngày 1/1/2022

Phối cảnh Phố đêm Hoàng thành Huế

Để khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh riêng có của Huế, cuối năm 2020 HĐND TP. Huế đã phê duyệt đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó có đề án “Phố đêm Hoàng thành Huế”. Theo dự thảo, đề án có không gian phía ngoài Hoàng thành và 4 trục đường 23 Tháng 8, Đặng Thái Thân, Lê Huân và Đoàn Thị Điểm.

Sau thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng và chỉnh trang 4 tuyến đường khu vực xung quanh Đại Nội, trước mắt TP. Huế sẽ triển khai giai đoạn 1 ở khu vực đường Lê Huân và 23 Tháng 8 nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa Huế thông qua các hoạt động mô phỏng lễ hội triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, lễ hội đường phố, mua sắm đặc sản và khám phá ẩm thực Huế… phục vụ người dân và du khách. Phố đêm đi vào hoạt động nhằm tạo sự khác biệt để kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng doanh thu dịch vụ thông qua các sản phẩm du lịch, làm cơ sở tiến đến hình thành Phố đêm Hoàng thành thêm 2 tuyến đường còn lại, gồm Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, Phố đêm Hoàng thành hoạt động sẽ kết nối với các khu vực quan trọng khác trong Kinh thành, như hồ Tịnh Tâm - Học Hải; Lầu Tàng Thơ; khu vực trấn Bình Đài - Mang Cá nhỏ; sông Ngự Hà và không gian Thượng thành - Eo Bầu. Trong đó, thời gian hoạt động từ 19h00 đến 23h00, ngày thứ 6 và thứ 7 hằng tuần, phạm vi hoạt động (giai đoạn 1) bắt đầu từ cửa Thể Nhơn đến đường 23 tháng 8 và tuyến đường Lê Huân từ Pháo đài Nam Thắng đến đường Yết Kiêu. Dự kiến, sẽ bố trí 28 quầy hàng và 4 khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa, trải nghiệm tại công viên đường Lê Huân.

Bà Nguyễn Thị Thu, trú tại đường Lê Huân, TP. Huế chia sẻ: “Lâu nay, cứ đến kỳ lễ hội hay Festival, bên trong Đại Nội và khu vực Ngọ Môn rất sôi động, nhộn nhịp với nhiều chương trình, hoạt động, trong khi đó 4 tuyến đường xung quanh Đại Nội lại im ắng và buồn bã. Phố đêm Hoàng thành khai trương hy vọng sẽ tạo cơ hội cho người dân cùng tham gia kinh doanh mua bán và thưởng thức các sản phẩm du lịch, dịch vụ tại khu vực này để phát triển kinh tế”.

Để tạo cơ hội cho người dân cùng tham gia các hoạt động tại phố đêm, thành phố khuyến khích các cá nhân, tổ chức vào kinh doanh trưng bày các mặt hàng dọc tuyến đường Lê Huân, như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm Đông y, đặc sản và ẩm thực Huế… Bên cạnh việc xây dựng các quầy hàng, khu vực phố đêm sẽ tái hiện không gian về một Huế xưa để du khách thưởng thức các loại hình diễn xướng, trải nghiệm trò chơi dân gian, các nghề truyền thống, thưởng thức ẩm thực Huế nhằm tạo điểm nhấn độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch về đêm.

Một trong những điểm nhấn của Phố đêm Hoàng thành là các hoạt động nghệ thuật đường phố sẽ được lồng ghép và bố trí tại khu vực xung quanh tạo nên một không gian văn hóa với nhiệu loại hình độc đáo như chương trình lễ hội lân sư tại Quảng trường Ngọ Môn, Tây Khuyết Đài và quảng diễn trên tuyến 23 tháng 8 và Lê Huân cùng với các chương trình lễ hội áo dài, đèn lồng, ánh sáng… Các hoạt động văn hóa nghệ thuật trải nghiệm cũng sẽ được chú trọng bố trí tạo nên không gian sinh động, như in tranh làng Sình, vẽ mặt nạ, làm hoa giấy Thanh Tiên, các chương trình nghệ thuật dân gian, đường phố… để thu hút khách và làm cơ sở cho việc đề xuất thí điểm triển khai Đề án kinh tế đêm của tỉnh sau này.

Bài, ảnh: Mai Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top