ClockThứ Ba, 24/12/2019 13:45

Đổi mới công nghệ để mở rộng thị trường

TTH - Qua 5 lần tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB), toàn tỉnh có 175 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh, 34 sản phẩm cấp khu vực và 11 sản phẩm cấp quốc gia. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp (DN), cơ sở quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường.

Máy ép củi trấu được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2015

Sản phẩm rèn của cơ sở rèn Trường Tiến (TX. Hương Thủy) được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh năm 2019

Sau 2 lần liên tiếp có sản phẩm được Bộ Công thương công nhận là sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia vào năm 2017 và 2019, từ một cơ sở sản xuất máy ấp trứng quy mô nhỏ, đến nay, Công ty TNHH Máy ấp trứng Huế ở xã Lộc Điền (Phú Lộc) đã vươn lên trở thành một trong những DN tên tuổi có sản phẩm tiêu thụ trong cả nước. Từ chiếc máy ấp trứng gia cầm đầu tiên có công suất 2.000 trứng/lần vào năm 2003, đến nay, DN nâng công suất lên 20.000 trứng/lần và mỗi năm tiêu thụ 300 máy, doanh thu trên 3 tỷ đồng.

Giám đốc DN, ông Nguyễn Văn Nhân chia sẻ: “Sau khi tham gia bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp huyện, sau đó được bình chọn cấp tỉnh, cấp khu vực đến cấp quốc gia, thương hiệu máy ấp trứng Huế được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và đặt hàng nhiều hơn. Từ đó, DN đã nghiên cứu và sản xuất các loại máy có chức năng ấp các loại trứng gia cầm tự động hoàn toàn theo cơ chế giống với đặc tính sinh lý của gia cầm. Đồng thời tỷ lệ ấp đạt cao, con giống sau khi ấp có chất lượng tối ưu và có thể ấp nhiều trứng của các loài gia cầm khác nhau như vịt, gà, ngan, ngỗng và cả đà điểu bằng cách thay đổi nhiệt độ máy”.

Anh Nhân cho biết, hiệu ứng từ chương trình bình chọn sản phẩm CNNTTB các cấp không chỉ giúp DN quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, mà còn tạo điều kiện để DN thụ hưởng các nguồn vốn khuyến công để tiếp tục đầu tư công nghệ, nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm 2019, có 59 sản phẩm của 58 DN trên địa bàn tham gia bình chọn cấp tỉnh, trong đó có 34 sản phẩm được công nhận là sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh, bao gồm các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí… Qua xét duyệt, có 16 sản phẩm đạt tiêu chí tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2020.

Mục tiêu của việc bình chọn nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chất lượng, có giá trị sử dụng và có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Các sản phẩm đạt bình chọn thể hiện khá rõ về tính hàng hóa, thị trường, khả năng sản xuất hàng loạt, sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguyên vật liệu của địa phương.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh thông tin, qua 5 lần tổ chức bình chọn, toàn tỉnh có 220 sản phẩm được bình chọn ở 3 cấp. Đây là con số khá khiêm tốn khi số lượng sản phẩm CNNTTB cấp khu vực chỉ chiếm 8%, cấp quốc gia chỉ 3% so với tổng số các sản phẩm được công nhận trong cả nước.

Ông Thanh cho biết, với hơn 8.000 cơ sở sản xuất lớn nhỏ và 88 nghề, làng nghề được công nhận là nghề và làng nghề truyền thống, thời gian qua, sở đã tranh thủ các nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ cho các DN, cơ sở CNNT đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nghề và xây dựng các mô hình trình diễn, xúc tiến thị trường.

Tuy nhiên, do đa số các sản phẩm đều làm thủ công nên chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã đơn điệu rất khó cạnh tranh. Vì vậy, ngoài nguồn vốn khuyến công của tỉnh, các địa phương tiếp tục hỗ trợ vốn cho các cơ sở để đầu tư máy móc, đồng thời bản thân các DN, cơ sở phải tự vươn lên bằng cách thay đổi công nghệ, cải tiến mẫu mã và đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top