Các cơ sở CNNT luôn nhận được sự hỗ trợ từ vốn khuyến công
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3 Nghệ nhân Nhân dân, 12 Nghệ nhân Ưu tú và 37 nghệ nhân cấp tỉnh. Với mục đích phát triển lĩnh vực TCMN, Sở Công thương triển khai kế hoạch xét tặng danh hiệu nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề TCMN đối với những công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh, làm việc trong lĩnh vực nghề TCMN, hiểu biết sâu sắc nghề, truyền dạy và phát huy giá trị nghề TCMN.
Cùng với kế hoạch tặng danh hiệu nghệ nhân, Sở Công thương triển khai kế hoạch khuyến công địa phương năm 2022. Nguồn vốn này nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản, sản phẩm làng nghề… một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, sẽ hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ thông tin tuyên truyền, phát triển sản phẩm CNNT… Nguồn kinh phí thực hiện chương trình khuyến công địa phương năm 2022 hơn 1.150 triệu đồng.
Dịp này, Sở Công thương triển khai kế hoạch thực hiện đề án phát triển CNNT năm 2022 và một số nội dung liên quan đến phát triển cụm công nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho rằng, với tiềm năng và năng lực sẵn có trong lĩnh vực nghề TCMN, để các sản phẩm CNNT ngày càng đa dạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng, có giá trị gia tăng cao, Sở Công thương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư máy móc, nâng cấp thiết bị. Đồng thời, các nghệ nhân tiếp tục phát huy khả năng chế tác, thiết kế mẫu để tạo ra nhiều sản phẩm TCMN, lưu niệm chất lượng và mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường, đưa sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa và khẳng định vị thế trên thị trường.
Tin, ảnh: Thanh Hương