ClockThứ Tư, 03/04/2024 05:47

Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ

TTH - Giờ đây, ra chợ thị trấn A Lưới, du khách có thể mua được thịt bò vàng tươi với nhãn hiệu được in rõ tại gian hàng. Sắp tới, một gian hàng đặc sản tương tự cũng sẽ có mặt tại chợ phiên theo chủ trương của lãnh đạo huyện vùng cao này.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạmMổ đục thủy tinh thể miễn phí cho người nghèo ở A LướiThiết thực chương trình "Tháng 3 biên giới"

 Khách mua thịt bò vàng A Lưới tại chợ thị trấn

Năm 2022, quầy hàng thịt bò vàng của bà Trần Thị Tư, được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ lắp đặt pano thương hiệu, bao bì, nhãn mác. Đây là điểm thu hút nhiều khách địa phương và khách du lịch ghé mua. Miếng thịt bò đỏ au, mềm mại được gói trong lá chuối xanh, một là hạn chế túi ni lông, hai là giữ ẩm, đảm bảo cho miếng thịt tươi ngon. Chị Hoàng Tú Anh ở TP. Huế cho hay: “Trước đây, muốn ăn thịt bò A Lưới chính gốc phải nhờ người quen tìm nơi tin cậy đặt mua. Giờ nhìn vào pano thì tự tin lựa mua thịt. Nếu muốn lấy số lượng lớn hơn thì chỉ lấy thêm số điện thoại đặt hàng, người ta gửi về tận nơi”. 

Hơn 20 năm bán thịt bò, nay bà Tư được “danh chính ngôn thuận” tham gia sử dụng thương hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới”. Được nhiều kênh mạng xã hội quảng bá, thịt bò ngoài tiêu thụ trong tỉnh còn gửi đi Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình. Giá thịt bò vẫn 250 ngàn đồng/kg bò bắp và bò phi lê, song độ tin cậy cao nên hầu như khách không mặc cả, không còn e ngại về chất lượng.

Chỉ riêng hộ bà Tư trung bình mỗi ngày mổ 1 con bò, dịp lễ, tết số lượng nhiều hơn. Theo ước tính, lượng bò thịt đưa đi tiêu thụ mỗi ngày 2-5 con. Để đáp ứng nguồn cung cho thị trường, huyện A Lưới đã triển khai Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao chất lượng vật nuôi, phấn đấu mỗi năm phát triển thêm 300 con. Tại xã Hồng Thượng - một trong những xã nuôi nhiều bò vàng nhất huyện dựa trên thế mạnh về điều kiện tự nhiên, theo lãnh đạo xã này, từ các nguồn hỗ trợ và đầu tư, toàn xã có tổng đàn hơn 1.000 con bò. Địa phương cũng triển khai quy hoạch vùng trồng cỏ phục vụ cho ngành chăn nuôi đầy triển vọng này.

Tháng 2/2023, "Thịt bò vàng A Lưới" được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” cho Hội Nông dân (HND) huyện A Lưới quản lý.

Thời gian qua, HND huyện đã trao quyết định sử dụng nhãn hiệu cho hơn 40 hộ chăn nuôi, hơn 15 hộ kinh doanh. Các hộ nuôi đăng ký sử dụng nhãn hiệu phải nuôi bò ít nhất 12 tháng trên địa bàn huyện. Qua khảo sát cho thấy, việc nuôi bò được đăng ký nhãn hiệu có mức giá chênh lệch hơn so với nuôi bò bình thường. Nhận rõ lợi ích, hiện hồ sơ các hộ đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” đang nhiều dần lên. “Bên cạnh cấp, kiểm soát giấy chứng nhận nhãn hiệu, HND huyện cũng giao các địa phương quản lý, giám sát đầu vào - đầu ra, từ việc chọn giống đến quy trình chăn nuôi - xuất bán; Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các điều kiện như đã cấp trong hồ sơ cho các sản phẩm nhằm đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, tuân thủ quy định sử dụng tem, nhãn, bao bì”, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HND A Lưới thông tin.

Một tin vui khác là thời gian tới, lãnh đạo huyện có chủ trương sẽ mở một gian hàng cố định tại chợ phiên A Lưới. HND huyện cũng sẽ lập fanpage quảng bá thịt bò vàng trên mạng xã hội, ký kết đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại đặc sản này.

Bài, ảnh: L.TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

Ngày 8/11, khu dân cư Ba Lạch (xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top