ClockThứ Ba, 14/11/2017 08:24

Đảm bảo nước sạch toàn tuyến

TTH - Ảnh hưởng đợt lũ vừa qua làm nhiều tuyến ống dẫn nước bị vỡ. Riêng huyện A Lưới có 7.661 hộ bị mất nước trong những ngày xảy ra mưa lũ.

Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 12Bám địa bàn giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũCông điện của Thủ tướng: Tập trung khắc phục hậu quả bãovà ứng phó khẩn cấp mưa lũ

Khắc phục sự cố đập Lộc Trì (Phú Lộc)

Khắc phục sự cố

Mưa lớn những ngày lũ vừa qua làm các nhà máy nước tự chảy tại các xã vùng núi Bình Điền (Hương Trà), Chân Mây, Xuân Lộc (Phú Lộc), Tà Rê, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Hồng Thượng, A Roàng, Đông Sơn, Phú Vinh, Sơn Thủy (A Lưới) bị vùi lấp, tắc ống.

Tại một số điểm, mưa lũ làm nhiều đoạn đường ống trên địa bàn tỉnh bị nước cuốn trôi, mất nước cục bộ. Riêng huyện A Lưới, có 7.661 hộ bị mất nước trong những ngày xảy ra mưa bão do tắc đập đầu nguồn các nhà máy.

Khu vực cấp nước đập Tà Rê hiện đang cấp nước cho hơn 5.000 hộ dân thuộc trị trấn A Lưới và một phần xã Nhâm, A Ngọ, Hồng Thái… bị đất đá vùi lấp hoàn toàn các hệ thống cấp nước, 3 đoạn đường ống dọc tuyến bị nước cuốn trôi.

Khắc phục sự cố đập Tà Rê

Ông Hồ Minh Dụng, Trạm trưởng Trạm cấp nước A Lưới, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế thông tin, sáng 5/11, mưa lớn cộng với lượng nước lưu thông lớn khiến hơn 1.000m3 đất đá đổ về khu vực đập chắn, gây tắt đập. Lượng đất đá tập trung cao gần 4m tính từ bể thu, kéo dài hơn 60 mét, rộng hơn 10m. Đơn vị phải tận dụng tầng nước mặt tại đây đưa về nhà máy xử lý cung cấp nước cho các hộ trong những ngày mưa bão.

Lực lượng công nhân cũng được huy động trong suốt những ngày qua, kể cả ngày nghỉ, tập trung thông đập đầu nguồn, đẩy lượng đất đá trôi về hạ lưu. Công nhân phải làm việc liên tục, ăn uống ngay tại khu vực đập để đảm bảo sớm cấp nước cho người dân. Hiện, các đập đầu nguồn cơ bản được thông tuyến, nước đã được cấp về cho các nhà máy, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân A Lưới.

Nước lũ cũng khiến nhiều tuyến đường ống băng qua sông bị trôi. Đường ống tại đập khe Mệ - suối Voi,  xã Lộc Tiến (Phú Lộc), nước lũ làm trôi 10m/12m tường chắn đập và gần 100m ống DN 300. Tuyến ống DN 160 băng sông tại xã Hương Thọ (Hương Trà) gặp sự cố, lực lượng công nhân công ty phải làm việc liên tục trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày liền để khắc phục kịp thời.

Kiểm tra chất lượng nước hàng giờ

Cùng với tập trung xử lý các tình huống, sự cố do lũ, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đồng thời rút kinh nghiệm, có giải pháp hiệu quả ứng phó trước tình hình thời tiết bất ổn.

Ông Trương Công Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế cho biết: Hiện các sự cố nước trên toàn tuyến cơ bản được khắc phục, nước đã được cấp cho toàn bộ khu vực. Việc chủ động, linh hoạt trong xử lý các tình huống khi mưa bão góp phần giảm thiểu thiệt hại cho công ty trong đợt mưa bão vừa qua.

Sự cố mưa, lũ gây mất điện xảy ra tại một số nhà máy sản xuất nước với trên 282 giờ. Tuy nhiên, nhờ các nhà máy sản xuất nước này đều được trang bị máy phát điện dự phòng, nhiên liệu dự trữ đầy đủ đảm bảo vận hành liên tục 48h (nếu mất điện) nên vẫn hoạt động bình thường.

Hóa chất xử lý nước ở các nhà máy cũng được dự trữ đầy đủ, đảm bảo vận hành trên 15 ngày. Chất lượng nước được kiểm tra liên tục, hàng giờ được cập nhật báo cáo. Nước trong lũ có độ đục rất cao (trên 600 NTU) nhưng sau xử lý đảm bảo độ đục từ 0,02 – 0,03 NTU, nhỏ hơn 100 lần tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Công ty có 34 trạm bơm tăng áp trên mạng đường ống cấp nước, do các trạm ở vùng thấp lụt, địa hình dễ bị chia cắt. Để đảm bảo an toàn về người và tài sản, công ty đã chủ động tháo 20 trạm, hiện nay đã lắp lại 6 trạm, còn 12 trạm do nước ngập còn quá cao nên sẽ tiếp tục triển khai lắp đặt khi nước hạ. Thời gian tới, công ty sẽ tập trung nâng nền các trạm tăng áp, nhà máy nước đảm bảo vẫn duy trì vận hành khi nước lũ dâng cao.

Theo ông Trương Công Nam, việc xả lũ khiến một số tuyến ống bị trôi như tại Hương Thọ (Hương Trà), Quảng Thọ (Quảng Điền). Công ty sẽ nghiên cứu giải pháp chôn ống sâu dưới lòng sông nhằm khắc phục hiện tượng trôi ống. Khi vỡ ống tùy điều kiện có thể lắp đặt các đường ống tạm đảm bảo cấp nước tạm thời hoặc huy động lực lượng xe cấp nước chuyên dụng, không để người dân thiếu nước trong và sau lũ.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ

Đó là phương châm xuyên suốt của ngành giao thông vận tải (GTVT) tỉnh trong thời gian gần đây về phòng, chống lụt bão. Với phương châm đó, ngành GTVT thường xuyên rà soát, bổ sung phương án qua mỗi trận mưa, cơn bão để gia cố, phòng tránh hợp lý, giữ mạch giao thông thông suốt.

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Đua với sóng dữ

Dẫu biết đó là cuộc đua không dễ để cân sức, nhưng các lực lượng ứng phó với tình huống khẩn cấp chống sạt lở bờ biển do ảnh hưởng của cơn bão số 6 (TRAMI) vừa qua đã đua với thời gian, với những con sóng dữ bằng quyết tâm cao nhất giữ cho được bờ biển.

Đua với sóng dữ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top