ClockChủ Nhật, 25/09/2022 15:23

Đảm bảo tín dụng tăng trưởng lành mạnh

TTH - Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần xung quanh câu chuyện NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD).

Đảm bảo tăng trưởng tín dụng khu vực thành phốĐảm bảo cân đối tăng trưởng tín dụng, khả năng thanh khoản

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Theo ông Phạm Bá Nam, trong 8 tháng đầu năm 2022, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện điều hành tín dụng an toàn, hiệu quả nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong đó, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành dù lãi suất thế giới tăng mạnh nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp; chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (SXKD), các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Trong bối cảnh chịu áp lực lớn từ việc tăng mạnh lãi suất của các nước trên thế giới, mặt bằng lãi suất cho vay trong nước chỉ tăng tương đối nhẹ do nhu cầu tín dụng tăng cao nhằm đáp ứng quá trình phục hồi.

Ông có thể thông tin thêm về tình hình tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua trên địa bàn tỉnh?

Đến cuối tháng 8/2022, tổng vốn huy động tại các TCTD trên địa bàn tỉnh đạt 58.618 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm; tổng dư nợ tín dụng đạt 71.608 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm (đạt 92,86% kế hoạch đề ra), cao hơn mức tăng trưởng toàn quốc, phù hợp với xu hướng phục hồi của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Vậy, các TCTD trên địa bàn đã có những hoạt động cụ thể nào nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, góp phần tăng trưởng và hỗ trợ khách hàng khôi phục và phát triển sản xuất, thưa ông?

Bám sát định hướng, mục tiêu, giải pháp được nêu tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam và Quyết định số 01/QĐ-NHNN, NHNN tỉnh đã tích cực, chủ động chỉ đạo các TCTD trên địa bàn triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng; trong đó hướng tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trưởng của Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Giải ngân gói tín dụng thuộc Nghị quyết 11

Các chi nhánh TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến 30/6/2022 (thời điểm kết thúc thời hạn cơ cấu nợ) đối với 1.990 khách hàng với tổng giá trị nợ của khách hàng có phát sinh số dư nợ được cơ cấu là 8.083 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất đối với 52.752 khách hàng với tổng dư nợ là 24.850 tỷ đồng, số tiền lãi đã được miễn, giảm, hạ lãi suất là 75,22 tỷ đồng. Đồng thời, từ 23/1/2020 đến 30/6/2022, các TCTD đã chủ động cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với doanh số cho vay là 42.547 tỷ đồng.

NHNN tiếp tục triển khai chính sách giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo Thông tư 13/2021/TT-NHNN (áp dụng từ 1/9/2021-30/6/2022); đồng thời các ngân hàng đã mạnh tay cắt giảm, miễn phí dịch vụ, triển khai các chương trình “Zero fee” (chính sách miễn giao dịch ngân hàng).

Chính sách hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách Nhà nước qua hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đã đạt được những kết quả ban đầu khi đến 31/8/2022, trên địa bàn đã có 3 khách hàng với tổng dư nợ 2.107 triệu đồng được hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra, chương trình cho vay trả lương ngừng việc, cho vay trả lương phục hồi sản xuất đạt doanh số 1.809 triệu đồng và số lao động được chi trả là 547 lượt lao động. Các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đến 31/8/2022 đã thực hiện đạt 194.540 triệu đồng, đạt tỷ lệ 75% chỉ tiêu kế hoạch.

Vừa qua, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD, ông có thể thông tin cụ thể hơn về vấn đề này?

Căn cứ kết quả xếp hạng mới nhất của từng TCTD theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tình hình hoạt động của các TCTD trong năm 2022, diễn biến thị trường và các tiêu chí đã định hướng từ đầu năm tại Chỉ thị 01, NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD có đề nghị và đã có thông báo gửi các TCTD này.

Ông đánh giá thế nào về những điều chỉnh này?

Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD đã thể hiện sự kịp thời, chủ động của NHNN trong việc điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.

NHNN đã và sẽ có những điều hành như thế nào với các TCTD nhằm đáp ứng vốn trong những tháng cuối năm?

Trên cơ sở kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trưởng của Chỉnh phủ; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

NHNN tỉnh đã chỉ đạo các NHTM tích cực triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, kịp thời rà soát các vướng mắc phát sinh để tăng tiến độ giải ngân chương trình cũng như triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Các TCTD sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán, đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Các TCTD cần thực hiện những giải pháp nào để đồng hành với người dân, doanh nghiệp trong khôi phục và phát triển kinh tế?

Ngành ngân hàng trên địa bàn bằng nhiều giải pháp đã luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp trong suốt thời gian qua, đặc biệt khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Để tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế phục hồi, hệ thống ngân hàng trên địa bàn sẽ tiếp tục đổi mới, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng các dịch vụ ngân hàng và các nguồn vốn vay nhằm nhanh chóng phục hồi sau đại dịch. Trong đó, hệ thống ngân hàng tập trung mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Các NHTM triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng và các văn bản chỉ đạo của NHNN tỉnh. Trong đó, chủ động tiếp cận khách hàng và triển khai hỗ trợ lãi suất kịp thời cho các đối tượng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cũng chủ động triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, các TCTD phải thực hiện tiết giảm tối đa chi phí để dành nguồn lực giảm lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Triển khai các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán phù hợp. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời tích cực tham gia chuyển đổi số. Tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đi đầu trong các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương, cùng với các cấp, các ngành chia sẻ khó khăn với người dân trên địa bàn.

Xin cảm ơn ông!

HOÀNG LOAN (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

Nắng nóng được dự báo sẽ diễn ra gay gắt, kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng vụ hè thu, ảnh hưởng đến sinh trưởng đối với thủy sản nuôi lồng trên các sông. Vấn đề là làm thế nào để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nuôi trồng đang được ngành nông nghiệp quan tâm.

Đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch

Xác định việc đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất (TGSX) và chăn nuôi là nguồn lực tại chỗ quan trọng để nâng cao chất lượng bữa ăn cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên trong đơn, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Phong Điền luôn tập trung chú trọng đẩy mạnh việc phát triển hiệu quả các mô hình TGSX và chăn nuôi.

Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch
“Rộng cửa” cho tín dụng bất động sản

Tín dụng bất động sản luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng thương mại và được cho là một thành tố kích thích tăng trưởng tín dụng trong năm 2024. Đó cũng là lý do, ngân hàng đang đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi trong lĩnh vực này.

“Rộng cửa” cho tín dụng bất động sản
Đa dạng các chương trình tín dụng ưu đãi

Các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại vốn nhà nước đang thực hiện khá nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho người dân, doanh nghiệp.

Đa dạng các chương trình tín dụng ưu đãi

TIN MỚI

Return to top