ClockThứ Tư, 20/03/2024 12:57

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

TTH - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc giaNam Đông cần huy động nguồn lực, đẩy nhanh các chương trình mục tiêu quốc gia Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình kiểm tra, khảo sát việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG tại huyện Nam Đông

Chủ động trong triển khai

Tại huyện A Lưới, công tác giảm nghèo được Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo GNBV huyện triển khai thực hiện quyết liệt. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tăng cường trong công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện. Đồng thời, thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các chương trình MTQG, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đến thời điểm 20/2/2024, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển 252.689/344.867 triệu đồng, đạt 73% kế hoạch, trong đó giải ngân vốn năm 2022 cho phép kéo dài thực hiện năm 2023 113.131/141.126 triệu đồng, đạt 80%. Vốn giao năm 2023 là 139.559/203.741 triệu đồng, đạt 68%. Vốn sự nghiệp, lũy kế giải ngân đến 20/2/2024: 100.115/223.962 triệu đồng, đạt 45% vốn UBND tỉnh giao.

Ban chỉ đạo GNBV huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các chính sách, dự án (DA) giảm nghèo; triển khai thực hiện các DA về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH; DA đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; DA hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; DA phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; tiểu DA hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… Đồng thời, đã triển khai thực hiện các DA phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN như giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN…

Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết: Việc triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bằng sự lồng ghép đầu tư, hỗ trợ của các chương trình DA đã thu được những thành tựu rất cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực về đời sống chính trị, KT-XH. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống Nhân dân được cải thiện, khoảng cách giàu nghèo giữa các xã đã được rút ngắn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Theo kết quả điều tra đến cuối năm 2023, tổng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025 giảm từ 5,3% xuống còn 2,62% (chỉ tiêu giao còn 3,2%) và không phát sinh tái nghèo.

Hiện nay, Nam Đông đang triển khai thực hiện các DA về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN…

Đẩy nhanh tiến độ

Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường, các địa phương sau khi đã có kế hoạch và quyết định phân khai nguồn vốn các chương trình MTQG cần phải tập trung quyết liệt, có kế hoạch chi tiết trong triển khai thực hiện. Đồng thời, với các DA đã bố trí nguồn vốn thì cần đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện để đảm bảo tiến độ. Các địa phương cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các chương trình MTQG để kịp thời có hướng dẫn và tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

Mới đây, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng các sở, ban, ngành đã đi kiểm tra, khảo sát việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG tại huyện A Lưới và Nam Đông. Đồng thời, yêu cầu các địa phương cần tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA các chương trình MTQG. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Các cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hướng dẫn trong việc thực hiện các DA, tiểu DA của các chương trình MTQG.

“Xác định giảm nghèo, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN là mục tiêu quan trọng; bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn để triển khai thực hiện một cách đồng bộ các chương trình MTQG. Chú trọng đến đào tạo nghề - giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xóa nhà tạm và hỗ trợ sinh kế cho người dân” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh.

Theo đó, đề nghị các địa phương cần có cơ chế phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Có nhận diện công việc và phối hợp trong triển khai thực hiện, đồng thời có kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Tiếp tục rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Xây dựng kế hoạch chi tiết giải ngân nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình MTQG...

Bài, ảnh: VĂN BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG). Sự hiện hữu của những báu vật này không những làm tăng sự hấp dẫn cho điểm đến, mà cũng chính là cơ hội để những cổ vật quý giá này “không ngủ yên” trong cuộc sống đương đại.

Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia
Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông

Một năm học mới lại bắt đầu với nhiều mong ước, hoài bão. Trước ngày khai giảng, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về những mục tiêu, định hướng của ngành trong năm học tới.

Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông

TIN MỚI

Return to top