ClockThứ Bảy, 09/11/2024 09:36

Đề xuất bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Theo thông tin từ Bộ Tài chính chiều 8/11, Bộ đã có Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT), trong đó đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.

Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2021Miễn thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu theo điều ước quốc tế

"Bùng nổ" bán hàng online. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức 

“Nội dung này đã xin ý kiến các tổ chức, cá nhân theo quy định và được Bộ Tư pháp thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.

Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, các sàn thương mại của Việt Nam, bao gồm cả những sàn truyền thống, các chợ, siêu thị cho đến sàn thương mại do người Việt xác lập kinh doanh ở Việt Nam đều có những chính sách và khuyến nghị việc phải sử dụng một tỷ trọng nhất định các hàng hóa sản xuất ở Việt Nam. 

Do đó, việc quy định hàng nhập khẩu giá trị nhỏ xuyên biên giới được miễn thuế vừa không bình đẳng cho sản xuất trong nước, vừa cạnh tranh giữa sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước với các sàn thương mại có nguồn gốc nước ngoài.

Việc ban hành và thực hiện Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT cần được thực hiện đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, nên cần phải có thêm thời gian để chuẩn bị.

Thời gian gần đây, hoạt động thương mại quốc tế cũng đã có nhiều thay đổi, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đã xóa bỏ quy định miễn thuế GTGT với các lô hàng từ 22 euro trở xuống. Vương quốc Anh (nước Anh, Scotland và Xứ Wales) cũng bãi bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu có tổng giá trị từ 135 bảng Anh trở xuống từ ngày 1/1/2021. Tương tự tại Singapore, từ ngày 1/1/2023 cũng bắt đầu bãi bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa trị giá thấp; Thái Lan cũng sẽ thu thuế GTGT đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu, không phân biệt giá trị...

Đề cập vấn đề này, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Việc có một sân chơi trong nước, nhưng quy định miễn thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu xuyên biên giới dã dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh về giá, vì hàng hóa đó có lợi hơn nhiều”.

Đơn cử, đối với hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc, có lợi thế về quy mô và dư thừa công suất, giúp hàng Trung Quốc rẻ hơn, cộng thêm miễn thuế, hàng sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh, nhất là với những doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng mang thương hiệu "Made in Việt Nam". Do vậy, đây là lý do cần thiết phải bỏ chính sách miễn thuế đối hàng nhập khẩu giá trị nhỏ.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính, song để bảo vệ quyền lợi của độc giả, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị nghiên cứu điều chỉnh theo hướng quy định cụ thể về tỷ lệ diện tích, vị trí quảng cáo đối với từng loại hình ấn phẩm báo, tạp chí khác nhau.

Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Phong Điền cần 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp các vị trí qua đường sắt Bắc-Nam

Ngày 23/10, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền thông tin, thực hiện Công văn số 10669/UBND-GT ngày 7/10/2024 của UBND tỉnh về phối hợp hoàn thành các thủ tục điều chuyển vị trí, kinh phí để triển khai xây dựng hầm chui, đường ngang trên đường sắt Bắc-Nam theo Quyết định 1149/QĐ-BGTVT, sau khi tiến hành khảo sát thực tế tại địa phương có 6 vị trí tạo lối tự mở băng qua đường sắt có nguy cơ mất ATGT.

Phong Điền cần 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp các vị trí qua đường sắt Bắc-Nam

TIN MỚI

Return to top