ClockThứ Tư, 28/07/2021 14:18

Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 28/7 cho biết đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chính phủ thông qua Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế“Chạm vào cơ chế đặc thù”Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thành cơ chế, chính sách đặc thù với Thừa Thiên HuếTạo sức bật mới, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đề xuất 4 cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại Nghị quyết số 83/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế”.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo trình tự, thủ tục rút gọn. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng trên các nguyên tắc bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và tính hệ thống của pháp luật; quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững...

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đề xuất 4 cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một là, phí tham quan di tích: Phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu đầy đủ vào ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách Nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Hai là, huy động nguồn lực thông qua thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế: Huy động nguồn lực toàn xã hội và có cơ chế tài chính sử dụng phù hợp để huy động nguồn lực khác nhằm đẩy nhanh tiến độ tu bổ, tôn tạo và phục hồi di sản văn hóa Huế, cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế để bổ sung nguồn lực phục vụ công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. 

Ba là, huy động vốn đầu tư phát triển: Quy định mức dư nợ vay của ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế không vượt quá 40% với thu ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng theo phân cấp. 

Bốn là, để lại nguồn thu từ sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý: Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top