ClockThứ Hai, 18/04/2022 12:18

Định hướng phát triển công nghiệp sáng tạo cho các ngành nghề truyền thống

TTH.VN - “Phát triển công nghiệp sáng tạo cho các ngành nghề truyền thống Huế” là chủ đề diễn đàn do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh và Trường đại học Khoa học, Đại học Huế phối hợp tổ chức sáng 18/4 tại Trường đại học Khoa học.

Tuyên dương 20 đơn vị có sản phẩm triển lãm tiêu biểu tại Techfest Hue 2022Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong toàn cộng đồngTập trung phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạoCần nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

KTS. Nguyễn Đình Hòa chia sẻ các giải pháp thiết kế sáng tạo mẫu mã cho các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế

Trò chuyện với các sinh viên ngành kiến trúc, KTS. Nguyễn Đình Hòa (Nhà sáng lập văn phòng thiết kế LAITA Design, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc và các hoạt động sáng tạo) chia sẻ các giải pháp thiết kế sáng tạo mẫu mã cho các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế cũng như trao đổi, thảo luận hướng phát triển công nghiệp sáng tạo cho các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ Huế.

Theo KTS. Nguyễn Đình Hòa, công nghiệp sáng tạo là ngành khai thác hiểu biết, tri thức của con người. KTS.Hòa cũng chia sẻ quy trình thiết kế sản phẩm sáng tạo từ cách lên ý tưởng, sử dụng ứng dụng, tạo ra công cụ, thiết kế…

Giới thiệu về các nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế, diễn đàn cũng dành thời gian cho những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, đề xuất chiến lược phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của tỉnh trong tương lai, nhất là giải pháp để vừa phát triển sản phẩm sáng tạo từ nền tảng văn hóa vừa phát triển du lịch.

Ngoài trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng cho sinh viên, những người sẽ tham gia vào lĩnh vực công nghiệp sáng tạo trong tương lai, diễn đàn còn nhằm chia sẻ các ý kiến gắn liền với tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; định hướng thực tiễn phát triển công nghiệp sáng tạo cho các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, bảo tồn các giá trị văn hóa của tỉnh.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top