ClockThứ Hai, 21/03/2022 08:06

Doanh nghiệp dệt may tìm cách ứng phó khi lao động nhiễm COVID-19 tăng

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III/2022, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng người lao động bị nhiễm COVID-19 gia tăng, gây ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Người lao động là F0 cần mở tài khoản cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm xã hộiCấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho lao động điều trị COVID-19 tại nhàĐể bệnh nhân COVID-19 được hưởng bảo hiểm xã hộiSớm có hướng dẫn trong việc xác nhận người lao động bị mắc COVID-19Công đoàn đề nghị Bộ Y tế giải quyết kịp thời chế độ cho lao động F0Người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được hưởng trợ cấp theo chế độ ốm đauQuan tâm tạo việc làm cho lao động từ các vùng có dịch COVID-19 trở về

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang thiếu lao động vì số ca mắc COVID-19 tăng cao.

Bà Trần Tường Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công CP Dệt may Hòa Thọ cho biết, tổng số người lao động bị F0, F1 của Tổng Công ty đến tháng 3 là 1.719 ca, chiếm 15% tổng lao động. Người lao động là F0 được công ty cho nghỉ việc để điều trị theo thời gian quy định của Bộ Y tế, hưởng các chế độ ốm đau theo quy định của bảo hiểm xã hội. Sau khi khỏi bệnh, người lao động được hỗ trợ 300.000 đồng và ăn ca theo chế độ bồi dưỡng riêng trong 2 tuần. Đối với các trường hợp là F1 thì vẫn đi làm bình thường và xét nghiệm theo định kỳ.

Do số lượng người lao động phải nghỉ ngày càng tăng, nên Tổng công ty gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó, người lao động sau khi khỏi bệnh đi làm lại thì sức khỏe còn yếu, chưa bắt kịp nhịp độ lao động, dẫn đến năng suất giảm.

“Tổng Công ty đang phải đàm phán với khách hàng để điều chỉnh thời gian giao hàng, sắp xếp lại kế hoạch và ưu tiên lao động để sản xuất các đơn hàng có tiến độ gấp. Những người lao động trước đây làm việc gián tiếp đã được tăng cường vào để trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, Toogr công ty còn xây dựng phương án, bố trí khu làm riêng, ăn riêng cho các F0 đi làm, khi được sự cho phép của chính quyền và ngành y tế”, bà Trần Tường Anh chia sẻ.

Với Tổng Công ty May 10, do có nhà máy trải rộng tại nhiều địa phương, nên tỷ lệ lao động bị F0 có sự khác nhau, có đơn vị chiếm khoảng 10 – 15% nhân công, nhưng có nơi tới 40%. Theo quy định, người lao động là F0 được nghỉ cách ly và điều trị tại nhà để đảm bảo sức khỏe. Do đó, với đơn vị có nhiều F0, để duy trì sản xuất, công ty được điều chỉnh kế hoạch sản xuất và điều chuyển lao động ở đơn vị có ít người F0 sang làm việc, đảm bảo tiến độ đơn hàng.

Theo bà Đàm Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự – Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Dệt 8-3, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số người lao động bị F0, F1 của Công ty tăng vọt, chiếm khoảng hơn 40%. Đối với người lao động phải cách ly, bên cạnh việc duy trì việc đóng bảo hiểm xã hội, công ty còn hỗ trợ thêm 50.000 đồng/ người/ngày và phát kit test nhanh cho người lao động.

Các trường hợp là F1 vẫn đi làm bình thường và được công ty bố trí khu làm việc riêng biệt. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng thiếu lao động do phải cách ly, công ty đã linh hoạt trong việc chuyển đổi ca làm việc cho phù hợp, để hỗ trợ các bộ phận, công đoạn có nhiều F0, F1, đảm bảo sản xuất.

Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.

Cùng với đó, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu tốt trong năm 2021, nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019, với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.

Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 5/2022, nhưng chưa thể biết được tiếp theo sẽ ra sao, vì phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine, duy trì giải pháp căn cơ này, để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới.

Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do...

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

Ngày 30/11, theo thông tin từ Tỉnh đoàn, người dân Thừa Thiên Huế đang học tập và lao động tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 để nhận được vé xe và máy bay miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

TIN MỚI

Return to top