ClockThứ Hai, 23/10/2023 13:52

Động lực thúc đẩy tiêu dùng số

TTH - Cùng với những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, sự đa dạng trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần quan trọng tạo nên bước tiến vượt trội trong tiêu dùng số.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Thúc đẩy tối thiểu hóa chi phí sử dụngVai trò của giới trẻ trong thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

Nhân viên BIDV giới thiệu dịch vụ BIDV Smartbanking 

Từ tiêu dùng số

Dịch COVID-19 đã phần nào thay đổi thói quen mua sắm của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Thay vì mua sắm trực tiếp tại chợ, siêu thị, cửa hàng, nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online. Thói quen tiêu dùng này không còn chỉ tập trung vào giới trẻ, mà hiện nay, nhiều khách hàng lớn tuổi, người dân khu vực vùng sâu, vùng xa cũng đã “mạnh dạn” đặt hàng trên các trang thương mại điện tử cũng như trang web, tạo nên những bước tiến trong dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Lý giải cho tâm lý tiêu dùng này, ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Công ty X10 Digital chia sẻ, tỷ lệ người tiếp cận với internet ngày càng tăng. Hiện, Việt Nam có khoảng 70% dân số thường xuyên sử dụng internet với thời lượng truy cập trung bình trên một tiếng đồng hồ thì đây là cơ sở để tiêu dùng số phát triển.

Chỉ tính riêng năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến đã lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước. Chi tiêu hàng năm cho thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đạt 12,4 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái và một nửa số giao dịch mua được thực hiện trên điện thoại di động. Điều này đủ để cho thấy, tiêu dùng số đang có “sức nóng” riêng.

Các ngân hàng liên kết với các trang thương mại điện tử cho ra đời nhiều thẻ thanh toán với nhiều ưu đãi 

Đến thanh toán số

Trong môi trường số, mua bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt có một sự tương thích nhất định. Việc sử dụng song song phương thức mua hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến sẽ tạo thuận lợi, giảm chi phí và rủi ro cho khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Có thể nói cùng với thói quen mua sắm, thói quen thanh toán cũng đang dần thay đổi theo hướng ưu tiên trên môi trường số.

Con số tăng trưởng giao dịch thông qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã phần nào chứng minh được điều này, khi tổng số lượng giao dịch qua kênh điện tử không ngừng tăng lên. Trong đó, qua kênh Mobile banking đạt 96,584 tỷ đồng với 15.094.551 món, tăng gần 21%; qua kênh Internet banking đạt 8.960 tỷ đồng với 3.069.906 món, tăng hơn 2%; qua QR code đạt 2,648 tỷ đồng với 2.026.969 món, tăng gần 125% với với cùng kỳ năm 2022.

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh lý giải, với sự hỗ trợ của công nghệ và trung gian thanh toán, các ngân hàng, công ty tài chính đã đa dạng các dịch vụ ngân hàng số như: BIDV Smartbanking, VCB Digibank, ACB ONE, MBBank,... Với hệ sinh thái đa dạng và đang ngày càng hoàn thiện, khách hàng hoàn toàn có thể trải nghiệm hầu hết các dịch vụ ngân hàng cá nhân hiện đại thông qua nền tảng số. Hệ sinh thái này cũng thường xuyên được nâng cấp và tối ưu cho hầu hết các nhu cầu thanh toán thông thường của đại đa số khách hàng, từ đó dần thay đổi thói quen thanh toán từ kênh tiền mặt chuyển sang kênh số.

Nhiều gói sản phẩm với các chương trình ưu đãi cho khách hàng khi thanh toán trực tuyến như: tích điểm, đổi quà, mã giảm giá khi cách thanh toán thẻ hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán bằng mã QR… trên mobile banking được các ngân hàng triển khai. Các sàn thương mại điện tử cũng đang tích cực tung ra nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho giao dịch thanh toán online. Bên cạnh đó, một số sàn thương mại điện tử còn liên kết với các ngân hàng để cung cấp ra thị trường sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu như: Tiki ra mắt thẻ tín dụng liên kết Sacombank Tiki Platinum; Shopee đã hợp tác với VPBank và Visa ra mắt thẻ tín dụng VPBank - Shopee cùng những ưu đãi lớn khi mua sắm và thanh toán trực tuyến…

Ngoài ra, để tạo nên những chuyển biến trong thanh toán số tạo động lực thúc đẩy tiêu dùng số, Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai các chương trình, chính sách ưu đãi về phí dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán đối với khách hàng. Cụ thể, các ngân hàng cần nghiên cứu áp dụng chính sách ưu đãi hợp lý; phối hợp với các đơn vị chấp nhận thanh toán thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng bá dịch vụ, tri ân khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ... nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến mại hợp lý cho khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán…

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top