ClockThứ Hai, 28/09/2015 07:35

Đột phá từ các khu công nghiệp

TTH - 9 tháng đầu năm 2015, các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn đã thu hút 8 dự án đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn 11 dự án với tổng mức huy động đạt 3.330 tỷ đồng, nâng tổng số dự án có mặt tại các KCN lên 94 dự án và tổng vốn đăng ký 22.926 tỷ đồng. Đây thực sự là bước đột phá trong công tác xúc tiến đầu tư, đồng thời tạo tiền đề để tiếp tục thu hút thêm nhiều dự án mới.

Đảm bảo hạ tầng

Cuối tháng 6/2015, dự án xây dựng nhà máy sản xuất lon nhôm hai mảnh và nắp lon của Công ty TNHH Baosteel Can Making (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD động thổ tại KCN Phú Bài, đánh dấu sự phát triển mới trong lĩnh vực thu hút đầu tư năm 2015. Baosteel Can Making trực thuộc Tập đoàn Baosteel hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề có nhà máy đặt tại nhiều quốc gia khác. Dự án sản xuất lon nhôm hai mảnh và nắp lon phục vụ cho ngành công nghiệp giải khát được xây dựng trên diện tích 5,6 ha, với công suất 700 triệu lon/năm. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào tháng 4/2016, cung cấp sản phẩm chủ yếu cho Nhà máy Bia Huế và một số DN khu vực miền Trung.

 

Tổng Giám đốc Công ty Baosteel Can Making- ông Zhu Weilai khẳng định: “Hiện, chúng tôi đang gấp rút thi công, lắp dựng khung thép nhà xưởng và đang vận chuyển các thiết bị máy móc về Việt Nam. Với sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi từ phía UBND tỉnh, DN cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ để dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động vào tháng 4/2016.”

KCN Phú Bài với kết cấu hạ tầng đang dần hoàn thiện, thu hút DN sản xuất kinh doanh ngày càng đông. Giai đoạn IV của KCN đang được Công ty CP Đầu tư Trung Quý xây dựng các công trình hạng mục, đường giao thông, hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh và thiết kế đầu tư khu dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn II với tổng mức đầu tư 9 tỷ đồng vừa đưa vào hoạt động, nâng công suất xử lý lên 6.500m3/ngày đêm. Tại KCN La Sơn, Công ty Vitto đang tích cực giải phóng mặt bằng 30 ha để đầu tư hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị xây dựng nhà máy gạch lát với tổng vốn 560 tỷ đồng, công suất 12 triệu m2/năm.

Ở KCN Phong Điền, Công ty Viglacera đã chi trả xong tiền đền bù trên diện tích 25 ha chuẩn bị khởi công dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phong Điền; đồng thời, trình UBND tỉnh thủ tục cấp thêm 100 ha tại khu A để thi công KCN hỗ trợ ngành dệt may theo đề án phát triển KCN hỗ trợ ngành dệt may của UBND tỉnh. KCN Quảng Vinh đang được triển khai cắm mốc trên diện tích 130 ha, UBND huyện Quảng Điền khẩn trương công tác kiểm đếm thực địa và xác định tổng mức giá trị đền bù, còn nhà đầu tư hạ tầng- Công ty CP Tập đoàn Hoàng Khang đang gấp rút hoàn tất thủ tục ký quỹ để cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai dự án.

Lấp đầy chỗ trống

Trưởng BQL các KCN tỉnh, ông Phan Văn Xuân cho biết: “Để thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh đạt 4.100 tỷ đồng trong năm 2015, sắp tới ban tiếp tục chủ động phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm Xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại Đà Nẵng và một số BQL các KCN các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc để giới thiệu tiềm năng lợi thế các KCN để thu hút đầu tư. Trong đó, nghiên cứu để lập dự án đầu tư nhà máy dệt nhuộm hỗ trợ ngành dệt may tại KCN Phong Điền cho Tập đoàn HBI (Mỹ), đầu tư hạ tầng KCN Tứ Hạ cho nhà đầu tư Trung Quốc và kêu gọi đầu tư hạ tầng khu C- KCN Phong Điền, KCN Phú Bài giai đoạn III và KCN Phú Đa nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”.

Chín tháng đầu năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN đạt 8.575 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 370 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 1.290 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 18 ngàn lao động.

Với mục tiêu lấp đầy chỗ trống tại các KCN, hiện BQL các KCN tỉnh đang hướng dẫn và thẩm tra 3 dự án đầu tư trình UBND tỉnh, trong đó có 2 dự án sản xuất hàng dệt may có tổng mức đầu tư 627 tỷ đồng tại KCN Phú Bài và Phú Đa; 1 dự án sản xuất sợi và phụ kiện dệt may tại KCN Phú Đa với tổng vốn 50 tỷ đồng. Ngoài ra, đang hướng dẫn cho Công ty Scavi Huế và một số DN sản xuất sợi triển khai dự án mở rộng quy mô đầu tư tại KCN Phong Điền, Phú Bài và Phú Đa.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư Thừa Thiên Huế diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, nhiều DN đã ký biên bản ghi nhớ với tổng vốn đầu tư khoảng 1.818 tỷ đồng. “Phấn đấu đến cuối năm 2015, tổng số vốn thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 160% kế hoạch năm, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 2.120 tỷ đồng, đạt 192% kế hoạch năm”, ông Phan Văn Xuân cho biết thêm.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top