ClockThứ Sáu, 27/03/2020 12:49

Dự kiến giãn hơn 80.200 tỷ đồng tiền thuế cho đối tượng bị thiệt hại do COVID-19

Bộ Tài chính đã chính thức trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, với 4 loại thuế khác nhau, số tiền giãn, hoãn nộp thuế vào khoảng 80.200 tỷ đồng.

Người nộp thuế cần chủ độngĐiều chỉnh chủ trương đầu tư dự án CSDL quốc gia về dân cưGiảm 150 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu mỗi ngày vì dịch Covid-19Thuê nhà chờ bệnh viện để bán cỏ MỹHỗ trợ doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19: Giảm thuế, tăng niềm tin

Ảnh minh họa

Theo tính toán của Bộ Tài chính, trong tổng 80.200 tỷ đồng có 4 loại tiền phải nộp được giãn, hoãn nộp. Đó là,  nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) của doanh nghiệp với số tiền hơn 61.600 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hơn 11.100 tỷ đồng, thuế của nhóm cá nhân, hộ kinh doanh là hơn 3.000 tỷ đồng, tiền thuế thuê đất hơn 4.500 tỷ đồng, tổng số tiền giãn, hoãn nộp thuế theo đề xuất của Bộ Tài chính hết năm 2020.

Theo đánh giá của Bộ tài chính, dịch COVID-19 đã và đang tác động trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất của nước ta, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng gián tiếp đến toàn bộ nền kinh tế do suy giảm tăng trưởng kinh tế từ Trung Quốc và toàn cầu.

Diễn biến dịch bệnh diễn ra rất nhanh, phức tạp, khó lường và chưa dự báo được thời điểm kết thúc; dự kiến không chỉ có những ngành, lĩnh vực nêu trên bị ảnh hưởng mà hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh cũng chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19.

Các nhóm đối tác cần được áp dụng giãn, hoãn thuế của Bộ Tài chính là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp và khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.

Doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép; sản xuất sản phẩm từ cao su; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác.

Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt; vận tải hành khách bằng xe buýt; vận tải đường bộ khác; vận tải đường thủy; vận tải hàng không; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; doanh nghiệp hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; doanh nghiệp cá nhân hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động thể thao; hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên; hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề; hoạt động chiếu phim.

Bộ Tài chính cũng nêu các khoảng thời gian gia hạn, thời gian nộp các loại thuế. Cụ thể, về thuế VAT (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu):  gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế VAT theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế VATtheo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Về TNDN, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 mà chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước và số thuế tạm nộp của quý 1, quý 2 năm 2020. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Về thuế đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, gia hạn thời hạn nộp thuế VAT, thu nhập cá nhân (TNCN) đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế nêu trên. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này trước ngày 15 /12.

Về tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định, hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm mà trên Quyết định, Hợp đồng cho thuê đất.

Riêng với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì được gia hạn toàn bộ tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp. Thời gian gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày 31/5 .

Bộ Tài chính cũng cho biết: Để đơn giản hoá thủ tục hành chính và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh, người nộp thuế thì người nộp thuể chỉ gửi 1 lần Giấy đề nghị gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho toàn bộ các kỳ được gia hạn và thời hạn nộp Giấy đề nghị gia hạn chậm nhất vào ngày 30/7/2020.

Nêu quan điểm của Bộ Tài chính, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế-Bộ Tài chính khẳng định: Dự thảo Nghị định này cũng khá linh hoạt, “ngay cả với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề, chỉ cần có 1 ngành nghề thuộc đối tượng hoãn thuế thì doanh nghiệp đó vẫn được áp dụng. Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng xây dựng Nghị định theo hướng cụ thể hoá để áp dụng luôn, không cần thông tư hướng dẫn.

Theo baochinhphu.vn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên tục bắt giữ các đối tượng tổ chức đánh bạc

Ngày 20/12, Công an TP. Huế cho biết, trong đợt ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố đã liên tục phối hợp bắt giữ nhiều đối tượng tổ chức đánh bạc.

Liên tục bắt giữ các đối tượng tổ chức đánh bạc
Bắt đối tượng liên tiếp thực hiện nhiều vụ trộm cắp xe đạp

Ngày 15/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Dương Trí Phát (SN 1999), hộ khẩu thường trú tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh về hành vi trộm cắp tài sản.

Bắt đối tượng liên tiếp thực hiện nhiều vụ trộm cắp xe đạp

TIN MỚI

Return to top