ClockThứ Tư, 31/08/2022 14:49

Dự kiến Việt Nam sẽ xuất siêu 1 tỷ USD trong năm 2022

Tại báo cáo số 961/BCT-KH mới đây Bộ Công Thương gửi các đơn vị về kịch bản điều hành và các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2022 đã nhấn mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Việt Nam xuất siêu 3,96 tỷ USD 8 tháng năm 20228 tháng, Việt Nam thu hút gần 16,8 tỷ USD vốn FDIXuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 13%

Bởi vậy, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc và là năm thứ 7 liên tiếp, Việt Nam xuất siêu khoảng 1 tỷ USD.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN

Theo Bộ Công Thương, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao (khoảng 8%); nhập khẩu đạt khoảng 367 tỷ USD. Do đó, nhiều khả năng cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Những kết quả đạt được cũng là cơ sở để ngành công thương tự tin đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng khoảng 8% so với năm 2022, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6.178 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022.

Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm 2022 dự báo kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thậm chí, một số nền kinh tế lớn có thể suy thoái. Lạm phát tiếp tục tăng cao ở nhiều quốc gia, khu vực, ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng hóa không thiết yếu, làm giảm cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước; trong đó, có Việt Nam.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, nhất là Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước cần tập trung các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cam kết từ các FTA.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị này xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hỗ trợ hiệp hội, doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong FTA để mở rộng cũng như tìm kiếm thị trường mới; tăng cường quản lý nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa bền vững.

Mặt khác, các đơn vị thuộc Bộ phải nắm bắt thông tin, nhu cầu và quy định mới của thị trường sở tại để kiến nghị, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp điều hành ngoại thương. Đặc biệt, phổ biến, hướng dẫn cho các hiệp hội, doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội từ thị trường nước ngoài.

Cũng tại báo cáo này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý các đơn vị hoàn thành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu quý III năm 2022.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

TIN MỚI

Return to top