ClockThứ Năm, 26/07/2018 07:00

Du lịch Quảng Điền đi đúng hướng

TTH - Từ khoảng 500-600 du khách tham quan cách đây vài năm, đến năm 2017, Quảng Điền thu hút 25-30 ngàn và năm 2018 ước trên 30 ngàn du khách.

Tour Ngư Mỹ Thạnh: Cần được tiếp sức

Vui chơi trên bãi biển Tân Mỹ, xã Quảng Ngạn. Ảnh: Thanh Loan

Đã có sự thu hút

Mỗi lần đưa gia đình về vùng sông nước Quảng Điền, anh Lê Quang Phong (ở TP. Huế) lại  thuê xuồng dạo quanh đầm phá Tam Giang để khám phá đời sống sông nước.

“Tôi thật sự bị “hút” bởi cảnh đẹp của vùng sông nước Tam Giang. Sau khi dạo chơi trên vùng đầm phá, gia đình tôi có thể thuê đò sang bên kia phá để thuê xe đạp đến vùng ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn để tắm biển, tận hưởng đặc sản tôm cá tươi ngon”.

Chị Hoàng Thị Thắm ở thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi) ngoài chuyên bủa lưới, cào trìa, nuôi thủy sản nay kèm thêm công việc “hướng dẫn viên” du lịch trên đầm phá Tam Giang. “Thật sự thú vị khi được tham gia các tour du lịch, dùng đò của mình chở du khách tham quan, hướng dẫn cho họ trải nghiệm những “ngón nghề” của ngư dân vùng sông nước. Vui, lại có thêm đồng ra, đồng vào từ thù lao hướng dẫn”, chị Thắm xởi lởi.

Đến Ngư Mỹ Thạnh, trải nghiệm trên phá Tam Giang, du khách có thể tự chế biến những món ăn dân dã hay đến các nhà hàng thưởng thức các loại thủy, hải sản tươi ngon. “Khách đến đây ngày càng đông, nhất là vào những ngày cuối tuần. Từ trước tết đến hết mùa hè hằng năm là thời điểm vùng Cồn Tộc rất sinh động, du khách về đây rất nhiều. Ở Cồn Tộc có 3-4 nhà hàng quy mô khá lớn, song nhiều lúc vẫn quá tải”, bà Nguyễn Thị Cúc, chủ một nhà hàng ở Cồn Tộc hồ hởi.

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi thông tin, tiềm năng du lịch ở địa phương đang được khai thác hiệu quả, cho thấy bước đi ban đầu đúng hướng. Hàng chục hộ dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh từ chuyên làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản giờ đây có thêm nghề làm du lịch. Mỗi ngày ngư dân có thể thu nhập vài trăm ngàn đến 500 ngàn đồng từ kinh doanh các dịch vụ.

Thay đổi đáng ghi nhận

Bà Đặng Thị Thanh Loan, cán bộ Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Quảng Điền đánh giá, vài năm trở lại đây, du lịch được  Quảng Điền đầu tư phát triển, mang lại kết quả khả quan. Các tour du lịch một ngày trên phá Tam Giang-Ngư Mỹ Thạnh, một ngày ở An Thạnh-Quảng Ngạn, sông nước Tam Giang… khá thu hút. Từ khi Công ty du lịch Đại Bàng xây dựng hệ thống nhà nổi trên phá Tam Giang, du khách đến tham quan Quảng Điền tăng đột biến, từ 500-600 khách trước đây, đến năm 2017 lên đến 25-30 ngàn khách.

Trước đây ở thôn Ngư Mỹ Thạnh tổ chức cho khách du thuyền trên phá Tam Giang mang tính tự phát, chỉ duy nhất một chiếc thuyền. Từ năm 2017 đến nay, người dân phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, huy động thêm 4-5 chiếc thuyền phục vụ du khách với thời gian hoạt động 24/24 giờ. Các đoàn khách đến đây đều đảm bảo đủ thuyền phục vụ các hoạt động, dịch vụ trải nghiệm trên vùng sông nước, đầm phá.

Mùa hè năm nay, du lịch biển có bước phát triển đáng ghi nhận, du khách đến tắm biển, giải trí rất đông, tạo điều kiện cho người dân mở rộng các hàng quán kinh doanh dich vụ ăn uống. Một số hộ dân vùng ven biển tổ chức dịch vụ homestay, các tour xe đạp… để du khách có thời gian giải trí, lưu trú.

Tuy nhiên theo bà Loan, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh rất lớn của vùng đầm phá Tam Giang, ven biển của huyện Quảng Điền. Đó là việc thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn vào du lịch còn hạn chế. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng lớn, các dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô lớn chưa nhiều, sản phẩm du lịch chưa phong phú. Du khách đến đây chủ yếu du thuyền, ăn uống, lưu trú chỉ từ nửa ngày đến 1 ngày nên nguồn thu nhập của người dân chưa cao. Tiềm năng du lịch biển rất lớn nhưng giao thông vẫn còn trắc trở.

Bà Loan cho rằng, để khai thác, phát huy tiềm năng du lịch Quảng Điền cần có sự đầu tư mang tính “chiến lược”, tạo bước đột phá. Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã tham mưu UBND huyện Quảng Điền kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục, cấp mặt bằng cho các doanh nghiệp lớn đầu tư khai thác tiềm năng. Các dịch vụ nhà nghỉ, căn hộ cao cấp, thậm chí lưu trú ngay trên thuyền cũng cần được đầu tư để thu hút du khách. Các doanh nghiệp, địa phương cần tổ chức tour tham quan, mua sắm các sản phẩm tại các làng nghề; các trò chơi văn hóa dân gian, văn nghệ truyền thống, đi cầu khỉ, kéo co, lửa trại, bóng đá cộng đồng…

Tính từ năm 2010 đến nay, huyện Quảng Điền phối hợp với các dự án, đơn vị tổ chức 15 lớp tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho cộng đồng như nấu ăn, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ… cho 364 người. Huyện đang tiếp tục hỗ trợ các địa phương, ban ngành tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực làm du lịch cho người dân, hướng đến “chuyên nghiệp hóa”.

Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top