ClockThứ Năm, 24/08/2023 20:58

Đường mới vào Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023

TTH.VN - Chiều 24/8, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư (Chủ Đầu tư) thông tin, công trình đầu tư nâng cấp mở rộng đường vào Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng cuối năm 2023.

Đối thoại với các hộ dân ảnh hưởng giải phóng mặt bằng tuyến đường 12BNâng cấp mở rộng đường Hà Nội: Hướng đến mục tiêu képĐiểm nhấn cho đô thị Huế

Đoạn tuyến qua địa bàn Lộc Hòa đang thi công mặt đường để về đích đúng hẹn 

Tuyến đường này được thiết kế đầu tư theo cấp V đường đồng bằng và đồi theo TCVN 4054-2005. Toàn tuyến dài 5,54km, với điểm đầu giáp đường sắt bắc-nam thuộc xã Lộc Điền và điểm cuối giáp đập hồ Truồi, xã Lộc Hòa (Phú Lộc). Trong đó, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m; hai bên tuyến có hệ thống thoát nước và các hạng mục đèn điện an toàn giao thông. Tuyến đường này do Công ty Thương Mại An Bảo thi công, đến thời điểm này đạt hơn 70% khối lượng công việc, nhiều đoạn chuẩn bị thảm bê tông nhựa.  

Công trình đầu tư đường mới vào Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc dự án đầu tư xây dựng Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần Thừa Thiên Huế tại huyện Phú Lộc với tổng kinh phí xây dựng gần 57 tỷ đồng, trong đó vốn ứng địa phương hơn 5,4 tỷ đồng.

Điểm cuối tiếp giáp đập hồ Truồi của tuyến đường được mở rộng 

Trong nguồn vốn của dự án đầu tư tại huyện Phú Lộc, ngoài xây dựng mở rộng tuyến đường nói trên,  còn đầu tư xây dựng bến thuyền, điểm dừng tại Đá Bạc (thị trấn Phú Lộc); đầu tư 2 xe buýt điện để vận chuyển khách từ bãi đỗ xe (tại xã Lộc Hòa) đến điểm xuất phát thuyền vào Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã…

Tin, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top