ClockThứ Sáu, 26/04/2019 16:25

Gắn cấp nước an toàn với an ninh nước

TTH - Hiện, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch toàn tỉnh được nâng lên 87%, trong đó có 80% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT).

Vườn dưa lưới công nghệ cao của HueWACOTết vui với nước sạchNước sạch về Vinh Hải

Thi công các tuyến thuộc dự án ADB

Đi đầu trong cấp nước an toàn

Ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) nhớ lại: Ý tưởng đầu tư hệ thống cấp nước an toàn (CNAT) tại vòi hình thành từ năm 1997. Tuy nhiên đến năm 2002, sau chuyến tham quan khu du lịch Bạch Mã, chúng tôi thấy khách du lịch mang theo nước uống cồng kềnh, nguồn rác thải từ nước đóng chai thải ra ảnh hưởng đến môi trường.

Từ đây, HueWACO đã thực hiện thí điểm cấp nước uống trực tiếp tại vòi ở nhà máy (NM) nước Bạch Mã có công suất 100 m3/ngày đêm phục vụ cho khu du lịch Bạch Mã (2003). Đến tháng 6/2008, HueWACO chính thức công bố CNAT tại TP. Huế và các vùng phụ cận và đơn vị đầu tiên trên toàn quốc thực hiện thành công mục tiêu công bố CNAT toàn tỉnh năm 2009.

Thừa Thiên Huế được xem là đơn vị đi đầu cả nước trong công bố CNAT trên phạm vi toàn tỉnh

Để thực hiện CNAT, HueWACO thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ. Trước tiên, cải tạo và mở rộng phòng thí nghiệm trung tâm với 30 chỉ tiêu được công nhận; lắp đặt các thiết bị đo và ghi online chất lượng nước, theo dõi liên tục 3 chỉ tiêu quan trọng là độ đục, pH và clo dư ở các NM có công suất lớn hơn 2.000 m3/ngđ; hoàn tất khảo sát và lập bản đồ các nguồn ô nhiễm chính khu vực thượng nguồn các sông, suối hiện đang khai thác...

Sau khi công bố CNAT, HueWACO đối mặt với hàng loạt khó khăn, ảnh hưởng đến công tác CNAT. Hệ thống truyền tải của HueWACO đã đầu tư trên 15 năm đã phát huy hết năng lực, một số NM nước nông thôn thiếu hụt công suất... chưa được nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới. Chất lượng nước nguồn ngày càng suy giảm do tác động của các công trình hồ, đập đầu nguồn, hàm lượng Fe và Mn tăng cao đột biến so với thời điểm trước.

Năm 2016, nguồn nước sông Hương tại NM Dã Viên (25.000m3/ngày đêm) suy giảm nhanh, HueWACO buộc phải ngưng khai thác và chuyển NM này thành trạm trung chuyển điều áp. Đồng thời, đầu tư khẩn cấp mở rộng tạm thời NM Quảng Tế 1 (107 năm tuổi) từ 30.000 lên 50.000m3/ngày đêm và NM Tứ Hạ từ 12.000 lên 16.000m3/ngày đêm.

HueWACO tiếp tục đẩy nhanh tiến độ dự án Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự án đầu tư công trung hạn… giúp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch. Hiện, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch toàn tỉnh năm 2018 được nâng lên 87%, trong đó có 80% dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT).

Đảm bảo an ninh nước

Ông Mai Xuân Tấn, Phòng Quản lý chất lượng nước, HueWACO chia sẻ, để đảm bảo cấp nước an toàn, nhất là đảm bảo an ninh nước trước tình trạng biến đổi khí hậu, nguồn nước suy giảm, HueWACO đã đầu tư đổi mới về công nghệ cũng như tăng hoá chất xử lý phù hợp với sự thay đổi chất lượng nguồn nước.

Việc sử dụng than hoạt tính loại bỏ mùi và độc chất; sử dụng Polymer tăng hiệu quả lắng; tăng cường xử lý javel, soda ở công đoạn đầu để loại bỏ Fe và Mn, đầu tư sử dụng thêm cát mangan, xử lý KmO4 để lọc nước hạn chế đến mức thấp nhất hàm lượng Mn trong nước cấp được triển khai đồng bộ; tăng tần suất súc xả mạng đường ống bằng quả mút.

Từ năm 2017 đến nay, HueWACO nghiên cứu đưa vào ứng dụng thành công nhiều đề tài CNAT và ngon đảm bảo an ninh nước bền vững.

Hiện, chất lượng nước sạch HueWACO ngang tầm với tiêu chuẩn CNAT và ngon của châu Âu và Nhật Bản: giảm độ đục nước sau lọc xuống dưới 0,02 NTU (thấp hơn tiêu chuẩn Bộ Y tế 100 lần); Fe <0,01 mg/l, thấp hơn 30 lần; Mn < 0,001mg/l, thấp hơn 300 lần so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.

Tại tất cả các NM sản xuất nước, HueWACO đều trang bị máy phát điện dự phòng, các máy móc thiết bị thường xuyên được duy tu bảo dưỡng đúng định kỳ nhằm đảm bảo CNAT, liên tục. HueWACO ứng dụng công nghệ SCADA ở các NM nhằm theo dõi, giám sát từ xa, bảo đảm xử lý kịp thời các sự cố trong quá trình xử lý nước. Với sáng kiến lắp đặt các NM xử lý nước và tăng áp di động, triển khai khoan giếng tại nhiều khu vực… đảm bảo cấp nước liên tục, đủ áp lực cho trung tâm thành phố và các vùng sâu, vùng xa; nhất là các khu vực cuối mạng lưới.

Để phát huy hiệu quả 700km đường ống thuộc dự án ADB, giai đoạn 2 (2018-2020), HueWACO sẽ đầu tư NM Vạn Niên 3 công suất 120.000m3/ngày đêm, ngưng khai thác các NM ở hạ lưu...; nâng công suất toàn hệ thống lên 250.000m3/ngày đêm; xây dựng mới các trạm trung chuyển điều áp đưa tổng dung tích bể chứa và trạm trung chuyển điều áp trên toàn hệ thống từ 37.100m3 lên 208.300m3 (gấp 5,6 lần), đảm bảo an toàn, an ninh nước toàn tỉnh trước thiên tai.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

TIN MỚI

Return to top