ClockChủ Nhật, 03/10/2021 05:41

Giá đất chỉ đi lên

TTH - Bất động sản dường như vẫn tiếp tục sôi động. Chúng ta có thể thấy điều này qua con số thu ngân sách. 8 tháng đầu năm 2021, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, song thu ngân sách Nhà nước của Thừa Thiên Huế vẫn đạt tốt, hơn 6.800 tỷ đồng, trong đó chiếm hơn 20% là thu từ tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Con số tuyệt đối là 1.400 tỷ đồng.

Lành mạnh hóa thị trường bất động sảnKiểm soát để ổn định giá đất

Mặt bằng phát triển đô thị không ngừng rộng mở

Năm ngoái, nguồn thu từ tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng rất lớn, hơn 2.100 tỷ đồng trong tổng thu ngân sách 8.455 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 25%.

Trước tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế, dự kiến thu ngân sách sẽ gặp nhiều khó khăn nên tỉnh đã nỗ lực tìm nguồn thu thay thế. Nguồn này cũng không ngoài dự kiến đó là thu từ đất đai.

Xét về mặt thu ngân sách, không cần biết nguồn thu từ đâu, chỉ cần thu nhiều cho “hầu bao” đều tốt. Một khi trong tình hình hoạt động kinh tế khó khăn, có một nguồn thu thay thế cho nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguồn chi, xét trong ngắn hạn là điều tốt. Thế nhưng xét về dài hạn thì chưa hẳn là tốt hoàn toàn.

Phát triển bất động sản có nhiều dạng, nhưng có 2 dạng chiếm tỷ lệ lớn, đó là phát triển hoàn toàn bất động sản, hiểu một cách nôm na là san lấp đất nền, chia lô bán đấu giá (dạng này năm vừa rồi rất nhiều, sôi động từ thành phố đến các huyện). Dạng thứ hai là địa ốc, tức là phát triển các dự án, có công trình trên đất.

Như vậy, chúng ta thấy chỉ khoảng 20 tháng vừa qua (năm 2020 và 8 tháng đầu năm 2021) riêng tiền thu từ đất của Nhà nước đã có được 3.500 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ so với “sức vóc” ngân sách của tỉnh. Đó là mới tính dòng tiền đầu tiên “chảy vào” túi ngân sách. Nếu chúng ta tính đến thứ cấp, có nhiều lô đất được chuyển nhượng đến mấy lần. Qua mỗi lần chuyển nhượng giá lại được nâng cao thêm. Mấy năm qua, có nơi giá đất tăng đến gấp đôi, gấp ba, thậm chí hơn. Nếu chúng ta cứ giả sử nó tăng chỉ 2 lần so với điểm xuất phát thì đã có hàng chục ngàn tỷ đồng chảy vào bất động sản.

Như trên đã nêu, có 2 dạng bất động sản chủ yếu, tạm gọi là “san nền chia lô” và thứ hai là phát triển thị trường địa ốc.

Thị trường địa ốc phát triển ổn định là rất tốt, kéo theo nhiều thị trường khác phát triển, tỷ như thị trường vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, vận chuyển, kho bãi… và tạo ra nhiều công ăn việc làm. Phát triển một dự án du lịch với cả trăm, cả ngàn phòng lưu trú và các loại hình dịch vụ đi kèm thì tốt cho phát triển kinh tế so với đồng tiền chỉ chảy vào dạng san nền chia lô. Còn khi người dân mua được rồi để đấy không phát triển nhà ở thì chúng ta sẽ thấy đó là điều không tốt. Ở Huế nhìn khu quy hoạch nào, khu đô thị nào từ nhỏ đến lớn chúng ta đều dễ dàng nhận thấy điều này. Một nguồn lực rất lớn đáng lý đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra của cải thì lại chôn chặt vào đất đai. Dù là tiền của ai, xét về mặt nguồn lực xã hội đều là sự lãng phí?

Thị trường bất động sản phát triển méo mó còn để lại nhiều thứ không tốt nữa. Ví dụ như đánh mất cơ hội về đất ở cho nhiều người. Lúc này chúng ta phát triển quỹ đất nhiều nhưng không sử dụng hiệu quả, đến một lúc nào đó sẽ không còn quỹ đất nữa để sử dụng vào một mục đích lớn hơn, có lợi hơn trong tương lai.

Quan sát hàng chục năm qua ở Huế, giá đất luôn biến động -có khi ít khi nhiều - nhưng chỉ đi lên chứ không bao giờ đi xuống. Nghĩa là cơ hội về sự công bằng (dù là tương đối) tiếp cận đất ở đối với nhiều người vẫn còn xa vời.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: NGUYỄN PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top