ClockThứ Hai, 20/07/2020 08:07

Gỡ nợ tàu “67” - Kỳ 1:Hiệu quả từ tàu “67”

TTH - Ông Trương Văn Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định, phần lớn các tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB), trong đó có 45 tàu đóng theo NĐ67 của Chính phủ đều hoạt động hiệu quả. Ngoại trừ một số ngư dân vay vốn từ các ngân hàng còn ỷ lại, ý thức trách nhiệm thấp, trả nợ không đúng kỳ hạn theo quy định.

Những con tàu 67: Từ khát vọng vươn khơi... đến nợ khó đòi – bài 2: Ngân hàng khởi kiệnĐẩy nhanh tiến độ thu nợ cho vay theo Nghị định 67

Ngư dân Phú Thuận trúng đậm mẻ cá nục

Động lực vươn khơi

Ngày chiếc tàu “67” đầu tiên hạ thủy cách đây 5 năm của ông Phan Văn Chinh ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) không chỉ mang đến niềm vui cho thị trấn vùng biển này mà cả ngư dân trên địa bàn tỉnh. Đây thật sự là động lực vươn khơi, bám biển nhưng cũng là nỗi lo gánh nặng nợ nần.

Chiếc tàu dài 22m, công suất 700CV với tổng mức đầu tư 7,7 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn tự có của gia đình chỉ 30%, còn lại là vốn vay ngân hàng. Biến gánh nặng nợ nần thành động lực vươn khơi, ông Chinh cùng với các bạn thuyền luôn tìm mọi cách bám biển, không để tàu nằm bờ gây lãng phí.

Ông Chinh bảo: Xưa ông cha từng gọi “biển giả”, bởi không phải lúc nào cũng lắm tôm, nhiều cá mà có lúc thuyền về không. Bám biển thường xuyên để chờ cơ hội, tìm gặp những luồng cá lớn để đánh bắt là điều không thể khác được. Lợi thế chiếc tàu vỏ gỗ công suất lớn, bám biển dài ngày đến vài tuần, thậm chí cả tháng, ông Chinh mua sắm đầy đủ các loại ngư cụ có thể khai thác liên tục trên biển. Khi loại lưới cụ nào đánh bắt không hiệu quả thì chuyển sang ngư cụ khác, tùy thuộc vào thời điểm, con nước, luồng cá. Chẳng hạn, bủa lưới mành không hiệu quả, chuyển sang lưới rê, câu cá ngừ, câu mực…

Từ ngày hạ thủy chiếc tàu “mơ ước” đến nay, hầu như năm nào ông Chinh cũng có từ 10-12 chuyến biển (trừ thời điểm gặp sự cố môi trường biển, đánh bắt không hiệu quả). Trong số đó có đến 70% chuyến biển đánh bắt hiệu quả, bình quân mỗi chuyến lãi 100 triệu đến vài trăm triệu đồng trở lên, trả nợ ngân hàng đúng quy định.

Sau tàu vỏ gỗ của ông Chinh, nhiều ngư dân mạnh dạn vay vốn ngân hàng đóng mới tàu theo NĐ67.  Năm 2016, ông Trần Văn Chiến ở xã Phú Thuận (Phú Thuận) mạnh dạn vay vốn đóng mới chiếc tàu vỏ thép với tổng kinh phí hơn 18,4 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ngân hàng 17,52 tỷ đồng, còn lại nguồn vốn tích lũy của gia đình.

Từ ngày hạ thủy đến nay hơn 3 năm, hầu như năm nào tàu vỏ thép của ông Chiến cũng có đến trên 10 chuyến biển, kéo dài từ 10-15 ngày/chuyến. Ngư trường hoạt động xa bờ hơn, đến Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi chuyến cho thu nhập từ vài trăm triệu đồng trở lên, có chuyến lãi hơn 500 triệu đồng. “Từ khi tàu vỏ thép hạ thủy đến nay, thu lãi trên 2,5 tỷ đồng. Nợ vay ngân hàng đều trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn”, ông Chiến khoe.

Hơn 95% tàu có lãi

Ông Ngô Văn Đủ, Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Thuận An đánh giá, NĐ67 ra đời thật sự là luồng sinh khí mới, đáp ứng tâm tư, khát vọng vươn khơi đối với người dân trong hoạt động ĐBXB. Chủ trương, chính sách của NĐ67 được chính quyền địa phương “hiện thực hóa” khi đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân và được ngư dân nắm bắt, triển khai thực hiện khá nhanh. Chỉ trong vòng 2 năm, trên địa bàn thị trấn Thuận An có đến 23 chiếc tàu công suất lớn được đóng mới theo NĐ67. Từ những chiếc tàu công suất chỉ 90 CV, 250 CV được ngư dân cải hoán, đóng mới nâng công suất lên từ 450-1.100 CV.

Có được những con tàu lớn, ngư dân mạnh dạn vươn khơi dài ngày, có nhiều chuyến kéo dài từ 10 ngày đến nửa tháng. Đánh bắt dài ngày không chỉ tạo điều kiện cho tàu vươn khơi đến các vùng biển lớn, Trường Sa, Hoàng Sa mà còn là cơ hội bám biển, thăm dò, chờ gặp luồng cá lớn để đánh bắt. Đây cũng là một trong những ưu thế tiết kiệm chi phí xăng dầu và các chi phí khác trong mỗi chuyến ĐBXB.

Ông Đủ thông tin, toàn thị trấn có 23 tàu cá đóng mới theo NĐ67 bằng vốn vay từ Ngân hàng NN&PTNT tỉnh. Qua khảo sát thực tế, từ khi có điều kiện vươn khơi, bám biển dài ngày, hầu hết các tàu đều hoạt động hiệu quả, nhiều tàu có thu nhập từ vài trăm triệu đồng mỗi chuyến. Trên địa bàn thị trấn chỉ có 3 tàu đóng theo NĐ67 đánh bắt kém hiệu quả, do chưa tích cực vươn khơi, thiếu ngư cụ và lao động.

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Nguyễn Quang Dân đánh giá, từ khi có những con tàu lớn từ NĐ67, ngư dân tích cực vươn khơi, bám biển dài ngày. Có điều kiện bám biển, thăm dò luồng cá nên hầu hết các tàu tại địa phương đều hoạt động có hiệu quả. Mỗi chuyến biển, các tàu đều có lãi từ 100 triệu đồng trở lên, một số tàu có lãi cao từ 300-500 triệu đồng/chuyến. Tuy nhiên, nhiều ngư dân ý thức còn thấp, chủ quan, chây ỳ trong việc hoàn trả nợ gây khó khăn đối với các ngân hàng.

Theo Sở NN&PTNT, đến tay, toàn tỉnh có khoảng 450 tàu hoạt động ĐBXB, dịch vụ hậu cần xa bờ có công suất từ 90-1.100 CV/chiếc. Trong đó, có 41 tàu vỏ gỗ và 4 tàu vỏ thép được đóng mới theo NĐ67 của Chính phủ với tổng nguồn vốn vay từ các ngân hàng hơn 303 tỷ đồng. Qua khảo sát, đánh giá, phần lớn các tàu đóng mới theo NĐ67 đều hoạt động có hiệu quả, song các chủ tàu đều chây ỳ, chủ quan trong việc trả nợ ngân hàng.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

Kỳ 2: Tạo điều kiện để ngư dân trả nợ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi
Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thông qua nguồn vốn vay từ chương trình tín dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế, nhiều gia đình đã có điều kiện đầu tư cho con em tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (NNTHĐ) tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Return to top