ClockThứ Sáu, 07/07/2023 16:19

JICA tài trợ gần 260 tỷ đồng xây tuyến đi bộ ven sông Như Ý

TTH.VN - Ngày 7/7, lãnh đạo Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Cải thiện Môi trường nước TP. Huế cho biết, đơn vị bắt đầu triển khai công trình đường đi bộ ven sông Như Ý (TP. Huế) thông qua nguồn vốn của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ gần 260 tỷ đồng.

Nhiều dự án lớn sẽ được triển khaiĐảm bảo tiến độ Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế1.400 tỷ đồng tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng môi trường tại TP. Huế

leftcenterrightdel
Đôi bờ sông Như Ý đang được các công trình, dự án chỉnh trang, làm đẹp để khai thác các dịch vụ du lịch 

Tuyến này có chiều dài 1,6km, rộng 6m nối từ Đập Đá đến cầu Vân Dương đi qua hai phường Phú Hội và Xuân Phú. Trên toàn tuyến này còn xây dựng thêm bãi đỗ xe rộng hơn 1.300 m2 giáp với Đập Đá, cầu vòm dài 36m bắc qua hói Thát Lát (thuộc phường Xuân Phú); 11 bến nước, phía trên bến lát đá granite. Khoảng không gian giáp ranh giữa đường đi bộ với nhà và vườn của dân sẽ được bố trí các tiểu cảnh, cây xanh...

Công trình đường đi bộ ven sông Như Ý do liên danh Công ty CP Xây dựng Thủy Lợi Thừa Thiên Huế và Công ty CP Xây dựng 568-Hà Nội thi công, dự kiến hoàn thiện vào tháng 6/2024.

Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần làm cho sông Như Ý trở thành điểm nhấn về tham quan, ngắm cảnh, tạo diện mạo mới cho đô thị Huế xanh sạch đẹp, nằm trong quy hoạch tổng thể xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2045 và định hướng 2065 trở thành phố giàu bản sắc văn hóa, di sản, cảnh quan, thân thiện môi trường.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc BQLDA Cải thiện Môi trường nước TP. Huế, công trình xây dựng tuyến đi bộ và kè sông Như Ý thuộc  DA cải thiện môi trường nước TP Huế (giai đoạn 2). Trong giai đoạn 1, DA đã triển khai từ tháng 8/2015, với các công trình xử lý nước thải, thoát nước đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Tin, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các phân khu

3 tháng cuối năm 2024 là thời điểm tăng tốc nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2024, đặc biệt là việc phục vụ Đề án (ĐA) thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và Đề án thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nên TP. Huế đang đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA), ĐA nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các phân khu

TIN MỚI

Return to top