ClockThứ Tư, 13/10/2021 17:43

Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương

TTH.VN - Chiều 13/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID – 19: Khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên HuếBổ sung nhều quy định về thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đuaThành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế  

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng chủ trì tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình dự, chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, đây là hội thảo quan trọng để cán bộ, ban, ngành Trung ương; chuyên gia, nhà khoa học; các tỉnh, thành phố trong cả nước chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các mô hình hay thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái mới.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cũng đã chỉ ra những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua, nhất là những hệ lụy về nguồn lực, đứt gãy các các chuỗi liên kết phát triển kinh tế xã hội…

Từ thực tế đó, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến của các bộ, ban, ngành Trung ương; chuyên gia, nhà khoa học, các địa phương với mục tiêu khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương.

Tại Thừa Thiên Huế, tuy phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, nhưng với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, hệ thống chính trị; sự chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Kết quả đó chính là nhờ vào sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự năng động, vượt khó của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã thành lập các tổ hỗ trợ doanh nghiệp; đề ra từng giải pháp cụ thể; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ…để thực hiện mục tiêu “kép” vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21

Trong 2 ngày 25 - 26/10, Trường đại học Y Dược, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học thường niên Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ 21 (VOA 2024) với chủ đề “Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21”.

Các xu hướng mới của chấn thương chỉnh hình đầu thế kỷ 21
Return to top