ClockThứ Hai, 21/09/2020 11:16

Khắc phục thiệt hại bão số 5: Ưu tiên hỗ trợ các lĩnh vực cấp bách

TTH.VN - Sáng 21/9, tại cuộc họp giao ban trực tuyến toàn tỉnh về khắc phục thiệt hại do bão số 5 gây ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng phương án hỗ chi tiết trên từng lĩnh vực cụ thể, ưu tiên những hộ nghèo, hộ yếu thế, lĩnh vực nào cấp bách thì cần phải hỗ trợ ngay để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Hỗ trợ nông dân trồng cao su thiệt hại do bãoKhắc phục hậu quả, sớm phục vụ khách trở lạiKhẩn trương khắc phục mạng lưới thông tin liên lạc sau bãoDọn cây xanh ngã đổ tuyến đường đi bộ dọc sông HươngNghiên cứu trồng hệ thống cây xanh công cộng bền vữngNhiều địa phương, đơn vị hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh khắc phục hậu quả thiệt hại do bãoĐảm bảo 100% trường học đón học sinh trở lại trường an toànNgười dân tiếp sức cho các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 5

Tổng thiệt hại do bão số 5 gây ra khoảng 505 tỷ đồng 

Tổng thiệt hại 505 tỷ đồng

Báo cáo của UBND tỉnh về thiệt hại sau bão số 5 gây ra trên địa bàn tỉnh có 2 người chết trong bão và 2 người chết sau bão do tai nạn lợp nhà; 92 người bị thương. Cùng với đó, có 10 nhà sập, 21.283 nhà bị tốc mái; 15.000 cây xanh gãy đổ; thiệt hại 439ha hoa màu, 1.230ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ (trong đó cao su 863ha), 300ha cây ăn quả và gần 40ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.

Ngoài ra, về thông tin liên lạc có 43 tuyến cáp quang bị đứt gián đoạn liên lạc, 721 trạm BTS bị mất điện, mất liên lạc; điện lực có gần 200 cột điện bị gãy, nghiêng và 3 máy biến áp hỏng; về giáo dục có 20 trường học bị tốc mái nặng và nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà trường gãy đổ…

Tổng thiệt hại do bão số 5 gây ra ước tính hơn 505 tỉ đồng; trong đó, nhà ở 213 tỷ đồng, giáo dục 2 tỷ đồng, nông - lâm nghiệp 177,6 tỷ đồng, thủy lợi 63 tỷ đồng, giao thông 11,8 tỷ đồng, thông tin liên lạc 19 tỷ đồng, điện lực 17,7 tỷ đồng.

Ngay sau khi bão tan, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành đã trực tiếp về cơ sở chỉ đạo khắc phục hậu quả. Cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân đã cùng vào cuộc chung tay khắc phục; trong đó, riêng lực lượng vũ trang đã có hàng chục nghìn lượt cán bộ chiến sĩ và phương tiện về lợp mái và sửa chữa gần 5.000 nhà, thu dọn cắt tỉa cây, khai thông nhiều tuyến đường.

Trước mắt, tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ 150 tỷ đồng khôi phục hạ tầng dân sinh thiết yếu, nhà ở cho nhân dân; hỗ trợ xử lý kè chống sạt lở bờ biển 6,7km, trong đó ưu tiên 2,7km vùng xung yếu với kinh phí khoảng 250 tỷ đồng.  

Ưu tiên lĩnh vực cấp bách, người yếu thế

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo sớm khắc phục cơ sở giáo dục ổn định công tác dạy và học

Tại cuộc họp, các sở, ngành, địa phương đóng góp nhiều ý kiến về việc tái thiết sản xuất kinh doanh sau bão số 5. Một lĩnh vực được người dân quan tâm đó là cung cấp điện, theo Giám đốc Điện lực Thừa Thiên Huế Hà Thanh Long, đến trưa 21/9 tỉ lệ đóng điện trên địa bàn đạt trên 92% (Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc 100%). Ông Hà Thanh Long cho biết, phấn đấu huy động toàn lực lượng, phương tiện với sự chi viện của một số tỉnh bạn, ngay trong ngày nay cơ bản cung cấp điện trên diện rộng.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường phương tiện, lực lượng nỗ lực khắc phục thiệt hại do bão gây ra. Tăng cường công tác phối hợp, tiếp tục rà soát thiệt hại, xây dựng phương án hỗ chi tiết trên từng lĩnh vực cụ thể, trong đó ưu tiên hỗ trợ những hộ nghèo, hộ yếu thế bị ảnh hưởng do bão, lĩnh vực nào cấp bách thì cần phải hỗ trợ ngay để người dân sớm ổn định cuộc sống. Huy động toàn lực lượng, hệ thống xã hội, sức dân để khắc phục hậu quả. Tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh, khôi phục lại hệ thống cây xanh.

Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho chính quyền địa phương cấp huyện nhanh chóng hỗ trợ thiệt hại do bão cho người dân, ưu tiên sữa chữa trường học, khôi phục điện và hạ tầng cho sản xuất kinh doanh. Trước mắt, sử dụng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ cho người dân, khôi phục hạ tầng dân sinh, nhà dân. Ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc hỗ trợ giống cho người dân các địa phương tổ chức sản xuất. Các ngành liên quan tiến hành tổng hợp, lên phương án sửa chữa, xây mới các công trình xây dựng cơ bản bị hư hỏng.

Ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp, tiến hành rà soát, thống kế tổng hợp các hộ gia đình, cá nhân vay vốn bị thiệt hại để giãn nợ, khoanh nợ và xem xét cho vay thêm vốn khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. “Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình triển khai hỗ trợ phải tiến hành công khai, minh bạch, không để xảy ra trục lợi chính sách trong quá trình hỗ trợ người dân”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, nhiều năm qua địa bàn tỉnh không hứng chịu những cơn bão lớn, bão số 5 được xem là "cuộc diễn tập" để đánh giá công tác phòng chống bão, từ đó rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi mưa bão xảy ra. Cần đánh giá một cách toàn diện về công tác dự báo, cảnh báo, công tác ứng phó với bão.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, khi đến nay mới chỉ đạt 50%. Yêu cầu lãnh đạo các địa phương, chủ đầu tư đôn đốc, rà soát, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công theo mốc kế hoạch đã đăng ký với Chính phủ là đến 30/9 đạt 70%. Kiên quyết điều chuyển vốn đối với các đơn vị “không tiêu được tiền” và sẽ đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 đối với các đơn vị này.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

TIN MỚI

Return to top