ClockThứ Hai, 05/08/2024 04:23

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

TTH - Để đảm bảo đạt được số thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo mục tiêu của UBND tỉnh giao, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng...

Giải pháp tăng thu ngân sáchTăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nướcKinh tế phục hồi và tăng trưởng

Ngành thuế đang đẩy mạnh triển khai hóa đơn từ máy tính tiền nhằm hạn chế thất thu thuế 

Thu nội địa khiêm tốn

Số liệu từ Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 30/6/2024, đơn vị thu được 5.408 tỷ đồng, đạt 48,5% so dự toán Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và HĐND tỉnh giao, tăng 17,8% so cùng kỳ năm trước. Nếu trừ tiền sử dụng đất, số thuế thu được là 4.507 tỷ đồng, đạt 55,9% so với dự toán và tăng 9% so cùng kỳ. Trong 18 khoản thu, có 11 khoản thu đạt cao và vượt so với cùng kỳ. Tăng nhiều nhất là các khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh, tăng 12,8%; thu từ DN nhà nước địa phương, tăng 37%; thu từ thuế bảo vệ môi trường, tăng 12%; thu phí, lệ phí tăng 22% so cùng kỳ…

Tuy nhiên, dựa trên số thu mà Cục Thuế tỉnh công bố, vẫn còn 7/18 khoản thu đạt thấp và có xu hướng giảm so với cùng kỳ, nhất là số thu từ tiền sử dụng đất và các khoản thu liên quan về đất. Cụ thể, thu tiền sử dụng đất chỉ được 901 tỷ đồng, đạt 29% dự toán giao, dù UBND tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn liên quan các khoản thu về đất. Một số khoản thu còn lại giảm so với cùng kỳ như lệ phí trước bạ giảm 9,1%; thu cấp quyền khai thác khoáng sản giảm 4,8%... Tình hình thu thuế tại các chi cục thuế khu vực cũng không mấy khả quan khi 3/5 chi cục thuế có tiến độ thu đạt thấp so với dự toán (dưới 50%), nếu trừ tiền sử dụng đất thì có 1/5 chi cục thuế đạt dưới 50%.

Thực tế, tình hình thu ngân sách đang đối mặt nhiều khó khăn khi trên địa bàn, số DN tạm ngưng hoạt động, giải thể vẫn ở mức cao. Từ đầu năm đến nay, có 344 DN mới thành lập và 184 DN hoạt động trở lại nhưng lại có đến 112 DN giải thể và 624 DN đăng ký tạm ngưng hoạt động.

Theo kết quả khảo sát từ Cục Thống kê tỉnh, chỉ có 35% DN tham gia khảo sát đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 6 tháng đầu năm có khả quan, 16,7% cho rằng hoạt động kinh doanh khó khăn hơn, số còn lại cho rằng kinh doanh ổn định. Cũng theo kết quả khảo sát này, có 38,3% DN nhận định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III/2024 sẽ tốt hơn, nhưng số DN đánh giá hoạt động kinh doanh sẽ khó khăn hơn chiếm đến 23,3%.

DN gặp khó khăn sẽ tạo nên sức ép không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế cả năm cũng như hoạt động thu ngân sách. Vì thế, việc thực hiện mục tiêu phấn đấu thu NSNN đạt 12.890 tỷ đồng theo chỉ tiêu phấn đấu của UBND tỉnh là điều không hề dễ dàng.

Khai thác các dư địa thu

Áp lực đảm bảo số thu NSNN cả năm đang dồn về 6 tháng cuối năm, do còn nhiều khoản thu chưa đạt tốc độ thu theo tiến độ đặt ra. Ngành thuế tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm khai thác nguồn thu mới để bù đắp được các khoản giảm thu.

Tại hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, một đại biểu đã chỉ ra thực tế, trên địa bàn đang có rất nhiều nguồn thu đang chưa được khai thác. Ví dụ cụ thể nhất là tình trạng nhiều người dân mua các căn hộ để cho thuê hoặc cho thuê lưu trú du lịch với doanh thu khá cao mỗi tháng. Hay các khoản thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ về đêm của người dân tại các tuyến phố, tuy nhiên hầu như các đơn vị, cá nhân này không hề tiến hành kê khai thuế. Đây là những nguồn thu cần được khai thác, chống thất thu NSNN...

Ông Hoàng Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cũng cho rằng: Thừa Thiên Huế vẫn có rất nhiều dư địa trong thu NSNN, nhất là khi tỉnh đang trên tiến trình phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều dự án lớn đang được đầu tư; hoạt động kinh tế về đêm đang được mở rộng, hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và chiếm được thị phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của người dân, DN. Vì thế, bên cạnh triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, dự báo thu hàng tháng, quý sát đúng với thực tế phát sinh để có các giải pháp chỉ đạo thu kịp thời, thì ngành thuế tỉnh cần tăng cường công tác chống thất thu các nguồn thu, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các đề án chống thất thu; rà soát, khai thác tăng thu đối với các nguồn thu còn tiềm năng, lĩnh vực, loại thuế còn thất thu NSNN...

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý

Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện A Lưới không chỉ mang lại sinh kế, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng trong các tán rừng tự nhiên.

Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top