ClockThứ Hai, 01/11/2021 05:53

Khó khăn giữ rừng mùa mưa lũ

TTH - Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, tuần tra, truy quét, bảo vệ an toàn rừng tự nhiên là nhiệm vụ thường xuyên của lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng (BVR), theo kế hoạch định kỳ và đột xuất; tuy nhiên trong mùa mưa lũ thường phải đề cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là.

Diễn tập ứng phó thiên taiSớm khắc phục các công trình hư hỏng sau mưa lũAn toàn thi công mùa bão, lũ

Băng suối tuần tra rừng

Gian khó, hiểm nguy

Lợi dụng tình hình mưa lũ, lâm tặc thường liều lĩnh vào rừng chặt phá. Nhiều năm trước đã từng xảy ra một số vụ khai thác gỗ rừng trong mùa mưa lũ, gỗ được kết vào phao, bè thả trôi về xuôi theo dòng suối.

Mùa lũ năm nay, ngành kiểm lâm chủ động triển khai lực lượng bám chốt, canh trực tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn lâm tặc. Mới đây, tại huyện A Lưới thành lập thêm nhiều chốt, nhà trạm BVR, nhưng đây chỉ nơi trú tránh mưa lớn, nghỉ ngơi sau những chuyến tuần tra. Nhiệm vụ chính của lực lượng được phân công trực chốt tại nhà trạm là tuần tra, truy quét tại các khu vực rừng sâu theo nhóm từ 3-5 cán bộ kiểm lâm, BVR.

Giám đốc Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ A Lưới - ông Văn Thân chia sẻ, dù diện tích quản lý rất lớn đến hơn 23 ngàn ha nhưng cán bộ BVR của đơn vị vẫn xác định tâm lý gắn bó với nghề BVR là niềm hạnh phúc, cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, nguy hiểm. Đáng lo nhất là những chuyến tuần tra phải băng rừng, vượt suối khi gặp những trận mưa rừng kéo dài, lũ ống, lũ quét. Nguy cơ cây khô mục do ngâm nước, hoặc cành cây tươi gặp gió bị gãy đổ vào người gây tai nạn rất cao. Trong chuyến tuần tra mùa lũ năm trước, một cán bộ BVR của đơn vị bị một cành cây bất ngờ gãy rơi xuống trúng người, rất may chỉ bị thương nhẹ. Trước đó cũng có nhiều cán bộ bị trượt chân, té ngã bị thương khi leo núi, băng rừng.

Nấu ăn trong rừng hết sức khó khăn do củi bị ướt, nước tại các khe suối bị đục, nhiễm bùn đất. Nhiều chuyến tuần tra rừng mùa mưa lũ phải ăn mì tôm sống, lương khô... Mới đây, lực lượng BVR, kiểm lâm của BQL Rừng phòng hộ A Lưới phối hợp với Hạt Kiểm lâm A Lưới, BQL Khu Bảo tồn Sao La tổ chức tuần tra rừng, gặp mưa lớn kéo dài, các lán trong rừng ướt sũng, không có chỗ nằm nghỉ nhưng vẫn không thể rút quân, vì lúc này lâm dân thường lợi dụng, bất chấp nguy hiểm vào rừng chặt hạ gỗ.

Khi lực lượng BVR kết nối thông tin với đơn vị, đồng nghiệp tiếp tế thêm lương thực, áo quần để thay thì không thể liên lạc được. Các tín hiệu thu nhận vệ tinh trong rừng sâu vào mùa mưa lũ rất yếu, hoặc không thu được khi sử dụng định vị GPS, máy tính bảng trong kết nối thông tin. Việc nghe, xác định phương hướng qua âm thanh máy cưa gỗ của lâm tặc cũng khó hơn do sự lấn át của tiếng mưa lớn, gió rừng, tiếng suối và thác đổ. Cách đây 2 năm, trong chuyến tuần tra rừng mùa mưa kéo dài ba ngày hầu như không nghe động tĩnh gì của lâm tặc, trong khi chuẩn bị rút quân thì trời lại tạnh, lực lượng BVR bỗng nghe tiếng cưa gỗ tại một khu rừng...

Tăng quân số

Ông Ngô Hữu Phước, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới thông tin, huyện miền núi A Lưới có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn trên 110 ngàn ha, phân bố rộng trên địa bàn các xã, thị trấn, trải dài trên 100km đường Hồ Chí Minh và 30km Quốc lộ 49. Hoạt động tuần tra mùa mưa nguy hiểm nhưng lực lượng kiểm lâm, BVR vẫn không quản ngại, luôn cố gắng bám chốt, bám rừng từ ba ngày đến cả tuần. Các đơn vị quản lý, BVR, các chủ rừng có kế hoạch, chọn thời điểm tuần tra, truy quét hợp lý nhất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng. Đồng thời thường xuyên kết nối thông tin liên lạc với các lực lượng, theo dõi, bám sát diễn biến thời tiết để có sự ứng phó kịp thời. Mỗi tổ tuần tra thường 3-5 người, hỗ trợ lẫn nhau mỗi khi qua suối, leo núi, băng rừng.

Trong điều kiện có khả năng xảy ra mưa bão lớn, nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất gây mất an toàn như trong đợt lũ từ ngày 14 đến 18/10, lực lượng tuần tra rút quân trở về đơn vị, tìm nơi trú tránh an toàn. Khi trở về các nhà trạm, lực lượng kiểm lâm, BVR phối hợp với các địa phương canh trực, giám sát người ra vào tại các cửa rừng; đặc biệt lưu ý, theo dõi các đối tượng trong và ngoài địa phương từng tham gia chặt phá rừng, hoặc có dấu hiệu, nghi ngờ có khả năng vào rừng khai thác gỗ, vận chuyển gỗ trái phép.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, thời gian qua, ngành kiểm lâm kịp thời thành lập lực lượng BVR chuyên trách cho các BQL rừng phòng hộ và công ty lâm nghiệp. Đến nay các đơn vị chủ rừng có 225 nhân viên chuyên trách BVR, trong đó có 61 viên chức và 164 hợp đồng. Lực lượng này kết hợp với lực lượng kiểm lâm, BVR, chính quyền địa phương tổ chức tuần tra tại các tuyến thượng nguồn Tả Trạch, Hữu Trạch, Thủy điện Bình Điền, Sông Bồ, đường 71, đường 74. Đồng thời chốt chặn tại các trạm kiểm lâm cửa rừng yết hầu như Chà Lệnh - Mù Nú, La Ma, Trạm Kiểm lâm (TKL) lòng hồ Hương Điền, TKL cửa rừng đường 71, TKL cửa rừng đường 74.

Một thời, lực lượng kiểm lâm, BVR của chủ rừng vốn đã mỏng, lại nằm phân tán trên nhiều TKL, mỗi trạm chỉ 5-6 người nên hoạt động BVR càng yếu, nhất là trong mùa mưa lũ. Nay nhiều TKL như trạm Chà Lệnh - Mù Nú có quân số phối hợp lên đến 28-30 người (quân số thường trực 22-25 người) đảm bảo ngăn chặn, trấn áp các đối tượng vi phạm.

Trước mùa bão lũ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức nắm bắt tình hình, kiểm tra việc thực hiện các phương án phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và lực lượng BVR chuyên trách tại các tuyến, khu vực xung yếu như Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Bồ, lòng hồ thuỷ điện, khu vực giáp ranh với tỉnh Quảng Trị... Trong đó chú trọng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt, hiệu quả tài nguyên rừng tại các khu vực có nguy cơ phát sinh tình trạng khai thác gỗ trái phép trong mùa mưa bão. Quá trình làm nhiệm vụ phải hết sức quan tâm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản lực lượng kiểm lâm và lực lượng BVR.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Return to top