ClockThứ Ba, 07/11/2023 10:16

Khó khăn trong việc kêu gọi xã hội hóa xây dựng nhà máy xử lý rác

Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện nay, việc kêu gọi xã hội hóa để xử lý, xây dựng các nhà máy xử lý đốt phát điện và phân loại, xử lý rác đang còn nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn  

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) cho biết, qua báo cáo hiện nay, tỷ lệ về thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất cao. Tổng hợp từ nguồn báo cáo của 57/63 địa phương, cụ thể ở đô thị, tỷ lệ này đạt 96% vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 89%, nông thôn đạt 71%. Tuy nhiên, qua giám sát và thực tế cử tri phản ánh, con số này chưa chuẩn xác, vì hệ thống quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa tốt, thiếu các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật.

Tại phiên họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã kết luận: Năm 2022, phải ban hành quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật định mức kinh tế kỹ thuật hướng dẫn xử lý rác thải để các địa phương có cơ sở thực hiện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả thực hiện, nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, năm 2022, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là 67.110 tấn/ngày, trong đó các đô thị là 36.870 tấn, còn khu vực nông thôn là 29.455 tấn. Những năm qua, các địa phương cũng đẩy mạnh việc thu gom, xử lý rác thải và xây dựng nhiều nhà máy đốt rác phát điện hoặc hoặc xử lý rác.

Cả nước hiện có khoảng 1.326 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có 467 lò đốt và 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay, còn khoảng 65% số rác thải của cả nước cần chôn lấp, còn khoảng 16% tổng số rác thải được các nhà máy chế biến thu hồi và phát triển năng lượng.

Thực tế, rác thải sinh hoạt theo báo cáo của các địa phương là 96% rác thải đô thị, còn là 75% rác thải nông thôn được xử lý. Đây là con số được xử lý bằng hình thức chôn lấp.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chỉ rõ nguyên nhân là do hiện nay, việc kêu gọi xã hội hóa để xử lý, xây dựng các nhà máy xử lý đốt phát điện và phân loại, xử lý rác tại các nhà máy đang gặp nhiều khó khăn. Quy trình chưa có phân loại rác tại nguồn, chưa làm triệt để. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang thực hiện một số giải pháp theo Thông tư 02 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó đã ban hành nội dung, yêu cầu kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu, kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; giá dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức về giá dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, thể tích chất thải; phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng với các nhà đầu tư, xử lý chất thải; bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và có văn bản hướng dẫn các địa phương phân loại rác tại nguồn... 

Thời gian tới, Bộ đề nghị các địa phương căn cứ vào hướng dẫn của Bộ tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phân loại rác tại nguồn. Từ đó, sẽ có cách xử lý rác thải triệt để. Bộ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, quy định các chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới, trong đó ưu tiên ban hành Bộ định mức kinh tế kỹ thuật đến năm 2024 về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và tiếp tục rà soát ban hành Quy chuẩn quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) về việc khai thác cát làm sạt lở bờ sông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, hiện nay theo đánh giá lượng rác trên sông Tiền, sông Hậu, so với năm 2003, lượng rác hiện giảm đi 70% do hệ thống thượng nguồn của chúng ta xây dựng các đập và hệ thống công trình. Bên cạnh đó, có hiện tượng việc khai thác cát quá công suất, không đúng quy định, mặc dù Bộ đã phân cấp cho địa phương. Do đó, thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá hệ thống trữ lượng rác của đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp cùng với các địa phương để triển khai giám sát, rà soát, đánh giá, xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát lậu...

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất giải pháp đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma tuý

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ VIII, HĐND tỉnh khoá VIII, chiều 16/7, các đại biểu HĐND tỉnh tiến thảo luận về kết quả giám sát tình hình chấp hành pháp luật về phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2023. Các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma tuý.

Đề xuất giải pháp đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma tuý
Khai mạc Kỳ họp thứ tám, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm nhấn

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Lê Tấn Tới, UVTW Đảng, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội nhấn mạnh: Trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, kinh tế - xã hội (KTXH) của Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều điểm nhấn, đặc biệt là lĩnh vực du lịch.

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm nhấn
Phú Vang triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

Chiều 5/7, Thường trực Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện Phú Vang tổ chức kỳ họp thứ 8, HĐND huyện khóa VII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và thông qua một số nội dung quan trọng khác. Đến dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phú Vang triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

TIN MỚI

Return to top