ClockThứ Sáu, 04/06/2021 14:31
Ngày Môi trường thế giới (5/6):

Bắt đầu khởi động “Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái”

Đầu tư hạ tầng hậu cần nghề cá và phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sảnHiến kế bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản sau sự cố môi trường biển

Trồng rừng ngập mặn để phục hồi hệ sinh thái và đóng góp vào phát triển sinh kế bền vững

“Phục hồi hệ sinh thái” là chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2021. Trong khuôn khổ kỷ niệm ngày này năm nay, Liên Hợp quốc phát động chính thức bắt đầu hành động cho một “Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái” giai đoạn 2021-2030, nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên mọi lục địa và đại dương, giúp xoá đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt. Thập kỷ mới này của Liên Hợp quốc đã giành được sự ủng hộ của hơn 70 quốc gia, cũng như một số lượng lớn các tổ chức quốc tế quan trọng, như: UNEP, FAO, IUCN và các sáng kiến toàn cầu. Từ đó thổi luồng sinh khí mới vào các biện pháp được thiết kế để phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái hoặc bị phá hủy.

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động Vì môi trường và Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021, Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả như: thành lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng, đầm phá, vùng biển; tăng cường các hoạt động kiểm soát buôn bán động vật hoang dã, khai thác, săn bắt các loài chim di cư, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại...

Một trong những dự án liên quan đến phục hồi hệ sinh thái mới đây được đánh giá đem lại kết quả cao và lọt vào top những dự án được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) công nhận có tầm ảnh hưởng lớn đến phục hồi đa dạng sinh học trên thế giới đó là dự án “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở vùng ven biển Bắc Trung bộ Việt Nam: Phục hồi và đồng quản lý cồn cát và rừng ngập mặn bị suy thoái”. Dự án này do Quỹ Sáng kiến khí hậu Quốc tế (IKI) - CHLB Đức tài trợ và Viện Tài nguyên Môi trường - Đại học Huế cùng cộng đồng các địa phương vùng dự án thực hiện.

Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Rừng trên các cồn cát ven biển và rừng ngập mặn có vai trò bảo vệ dân cư ven bờ khỏi các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên thường xuyên như bão, lốc. Tuy nhiên, nạn phá rừng quá mức đã phá hủy các hệ sinh thái này ở mức độ lớn, kết quả là chúng không thể thực hiện được chức năng này nữa.

Cùng với các cộng đồng địa phương được lựa chọn, dự án đang khôi phục các cồn cát và rừng ngập mặn tại các địa phương thí điểm là huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) và Quảng Bình, Quảng Trị. Điều này chứng tỏ tính khả thi của các biện pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái không chỉ bảo vệ con người mà còn tăng cường sinh kế thông qua các mô hình kinh doanh, du lịch bền vững từ rừng cây bản địa ở cồn cát và rừng ngập mặn được phục hồi.

Thực hiện dự án này, có 580.000 cây giống của 14 loài cây bản địa vùng cát đã được chính dự án - đơn vị duy nhất thí nghiệm và thực hành sản xuất. Đến nay, đã có 450ha rừng được trồng thử nghiệm cây bản địa vùng cát tại ba tỉnh triển khai dự án ở Bắc Trung bộ với sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng trồng và giám sát và đạt tỷ lệ sống khoảng 90%; 50 ha rừng ngập mặn được quy hoạch và trồng mới tại Thừa Thiên Huế.

Từ các thành quả của dự án, nhiều cộng đồng và chính quyền địa phương trong vùng thực hiện dự án đang yêu cầu thêm các khu vực thí điểm, đào tạo trồng và quản lý và hỗ trợ thêm cây giống.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024

Tối 22/11, Sở Du lịch tổ chức chương trình khai mạc “Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe (CSSK) - Wellness Tourism Weekend” năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12) của Festival Huế 2024.

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top