ClockThứ Ba, 20/01/2015 11:23

Cần chấn chỉnh việc ném rác chợ xuống sông

TTH - Tận mắt chứng kiến cảnh những người buôn bán thẳng tay ném rác xuống sông đã khiến không ít người dân, khách du lịch lắc đầu ngao ngán và thương cảm cho những dòng sông. Trên địa bàn TP Huế có một số chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự và nhiều chợ tạm khác... được hình thành nằm bên dòng sông Hương, An Cựu, Bạch Yến... Nếu tính chung toàn tỉnh thì số chợ chính, chợ tạm nằm ven sông nhiều vô số kể và tình trạng rác chợ lấn chiếm lòng sông vẫn tồn tại ở nhiều nơi.

Thu gom rác trên sông An Cựu và sông Hương

Sau mỗi buổi chợ, rác được người mua, kẻ bán xả trực tiếp xuống sông. Nếu trên các dòng sông lớn như sông Hương, rác theo dòng nước lớn trôi và tấp về các bến hạ lưu, bám vào các thành cầu, thành cống. Còn những nhánh sông nhỏ như An Cựu, Bạch Yến, do dòng chảy không đủ mạnh, rác ứ đọng lại ven bờ, hình thành bãi rác gây ách tắc dòng chảy. Ngoài đủ loại rác thải như bao bì ni lông, rau củ quả hư thối... là hình ảnh dễ thấy, nước thải từ các loại hàng hóa tôm cá, rau... cũng được những ghánh hàng rong thẳng tay đổ xuống sông không thương tiếc. Hầu như quanh khu vực chợ đều được bố trí nhiều thùng, xuồng chứa rác, thế nhưng do thiếu ý thức, thói quen tiện đâu vứt đó, nên rác cứ thể vẫn được tống thẳng xuống sông.

Để xử lý lượng rác này, Công ty TNHH NNMTV Môi trường và Công trình đô thị Huế phải thành lập một tổ chuyên thu gom, vớt rác trên sông. Hàng ngày, người và phương tiện chuyên vớt rác trên sông của công ty phải chạy dọc các đoạn sông từ bến Bao Vinh, Phú Bình lên bến Đông Ba để vớt một lượng rác rất lớn, vừa rác chợ, vừa là rác thải sinh hoạt của người dân thải xuống. Tuyến khác chạy dọc sông An Cựu, đoạn từ cầu Ga, qua chợ Bến Ngự xuôi về chợ An Cựu để vớt rác, làm sạch hai bên bờ và lòng sông. Theo những công nhân chuyên vớt rác trên sông, công việc thu gom rác trên sông khó nhọc và tốn kém kinh phí hơn gấp đôi, gấp ba so với trên cạn.
Để giữ gìn môi trường, vẻ đẹp cho các dòng sông, thói quen “ném rác xuống sông” của một số tiểu thương, những người buôn bán hàng rong cần được chấn chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp trước tiên là ý thức của người dân. Ban quản lý hoặc chính quyền sở tại có chợ nằm cạnh sông cần mạnh hơn để tuyên truyền nâng cao ý thức cho người bán lẫn người mua bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác xuống sông. Nếu phát hiện tình trạng vi phạm cần xử lý bằng mức phạt tiền mặt. Thứ hai, nếu thấy hoạt động buôn bán sai vị trí quy định, lấn chiếm vỉa hè, lề đường, đơn vị quản lý cần dẹp bỏ những tụ điểm này, vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, nhưng cũng giảm được tình trạng thải rác xuống sông gây ô nhiễm, làm xấu dòng sông.
Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

Ở Thừa Thiên Huế, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ tính bằng tiền mà giá trị mang lại đã thể hiện chất xám, trí tuệ được cộng hưởng gấp bội lần để làm giàu cho xã hội không chỉ ở phạm vi địa phương…

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền
Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Return to top