ClockThứ Ba, 06/11/2018 14:00

Giải quyết ô nhiễm cho làng nghề nước mắm Phú Thuận

TTH - Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn được xây dựng trên mặt bằng gần 8.000m2 tại thôn An Dương 1, xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm khắc phục ô nhiễm trong khu vực làng nghề.

Xây dựng thương hiệu nước mắm Phú ThuậnHơn 4,5 tỷ đồng xử lý nước thải làng nghề nước mắm Phú Thuận

Nước mắm Phú Thuận đang xây dựng thương hiệu, hướng đến sản xuất tập trung

Các hộ sản xuất, kinh doanh các loại mắm, nước mắm tại xã Phú Thuận nằm rải rác trong khu dân cư, tập trung ở hai thôn An Dương 2 và An Dương 3. Quá trình sản xuất, nước thải, xác mắm thường được thải xuống hệ thống hố ga, cống rồi chảy ngấm vào cát khiến tình trạng ô nhiễm, ruồi nhặng và gây mùi hôi trong khu dân cư. Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng lên khi các hộ sản xuất kinh doanh mở rộng cơ sở, quy mô.

Ông Nguyễn Quang Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có gần 200 hộ sản xuất, trữ kinh doanh nước mắm và các loại mắm. Trong đó, có khoảng 78 hộ sản xuất trực tiếp. Lâu nay, hệ thống xử lý nước thải khu sản xuất tập trung chưa được đầu tư nên nước thải, bả mắm đều thải xuống hố ga, ống cống rồi ngấm vào đất cát. Bình quân mỗi hộ sản xuất nước mắm, các loại mắm cũng có vài chục lu chậu, hộ nhiều nhất lên đến 500-700 lu đựng mắm. Các lu vại này từ trước đến nay bỏ ngoài trảng cát, có hộ sản xuất bỏ trong khu dân cư nên ảnh hưởng mùi hôi, vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản lượng đạt 2 triệu lít/năm

“Với sản lượng nước mắm 2 triệu lít/năm và các sản phẩm chế biến từ thủy sản đạt gần 2.000 tấn/năm, để xây dựng thương hiệu nước mắm Phú Thuận, đầu năm 2018, UBND xã Phú Thuận đã thành lập Hiệp hội làng nghề nước mắm An Dương và sắp đến sẽ thành lập HTX chế biến thủy sản nhằm hướng đến sản xuất tập trung, giảm chi phí đầu tư trong thu mua nguyên liệu và tìm nguồn bao tiêu sản phẩm; đồng thời, quản lý nghiêm ngặt quy trình nhằm giữ chất lượng và uy tín cho thương hiệu nước mắm Phú Thuận”, ông Đặng Tiến Tùy, chủ tịch UBND xã Phú Thuận thông tin.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm trong khu vực làng nghề và vùng lân cận, cuối năm 2017, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư hệ thống xử lý nước thải làng nghề nước mắm xã Phú Thuận. Theo đó, trên mặt bằng gần 8.000m2 tại thôn An Dương 1 (xã Phú Thuận), sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra môi trường, nhằm khắc phục ô nhiễm trong khu vực làng nghề và nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần cải thiện đời sống của người dân mà trực tiếp là các hộ sản xuất, kinh doanh nước mắm trên địa bàn.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận thông tin, dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề nước mắm đến nay đã bắt tay vào công tác triển khai trên thực địa. Địa phương đang làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ một số ít diện tích đất rừng phòng hộ để giải phóng mặt bằng. Với quy mô đầu tư trên nền diện tích gần 8.000m2 sẽ xây dựng cụm bể xử lý nước thải (gồm 3 bể, diện tích 50-60m2/bể), nước thải được bơm từ bể tiếp nhận lên bể lắng cát, sau đó dẫn đến các bể xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật trước khi được thải ra môi trường; xây dựng hệ thống tuyến mương thu gom nước thải có nắp bê tông cốt thép có chiều dài 152m và xây dựng tuyến đường nội bộ kết cầu bê tông xi măng với tổng chiều dài 470m, nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3,5m. Tổng mức đầu tư công trình khoảng 4,5 tỷ đồng do Ban Đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Phú Vang làm chủ đầu tư.

“Sau khi công trình hoàn thiện, các hộ sẽ sản xuất tập trung, nước thải sẽ được xử lý tránh ô nhiễm môi trường trong cộng đồng cùng với hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển, sản xuất kinh doanh của các hộ dân. Công trình với hệ thống hàng rào, bờ kè cũng giảm thiểu tình trạng sạt lở, xâm thực biển ở địa phương”, ông Tùy nói.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa luật, giải quyết những vấn đề cấp bách

Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để nghe, thảo luận xây dựng các dự án luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Sửa luật, giải quyết những vấn đề cấp bách
Giải quyết kịp thời các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri kiến nghị với lãnh đạo tỉnh, TP. Huế các vấn đề về hạ tầng dân sinh cũng như những góp ý về các vấn đề giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp thoát nước... Điều đáng mừng, sau thời gian ngắn, các kiến nghị của cử tri đều được lãnh đạo thành phố và các ban, ngành giải quyết thấu đáo, kịp thời.

Giải quyết kịp thời các kiến nghị của cử tri

TIN MỚI

Return to top