ClockThứ Năm, 24/09/2020 17:19

Hiểu để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả

TTH.VN - Đó là nội dung được trao đổi chia sẻ tại diễn đàn "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" (KNĐMST) diễn ra ngày 24/9.

Một thí sinh của tỉnh tham dự vòng bán kết cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” toàn quốc2 dự án lọt vào chung kết cuộc thi “Phụ nữ khuyết tật khởi nghiệp” toàn quốc

Tham dự diễn đàn có TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp - Bộ Khoa học và Công nghệ. Về phía tỉnh có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và đại diện lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQT Việt Nam tỉnh và các sở, ban ngành, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp; sinh viên và học sinh ở địa phương.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại diễn đàn KNĐMST Thừa Thiên Huế năm 2020

Nhiều thuận lợi

Gần đây, Thừa Thiên Huế tích cực triển khai các hoạt động KNĐMST thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp, sinh viên học sinh tham gia khởi nghiệp. Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp ban, ngành  tuyên truyền quảng bá các thông tin về hỗ trợ KNĐMST, như tổ chức các hội nghị, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm; kết nối mạng lưới nhà đầu tư cá nhân; phối hợp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động KNĐMST; thành lập các câu lạc bộ, cộng đồng khởi nghiệp, nhằm lan tỏa tinh thần KNĐMST cho các bạn trẻ...

Đến thời điểm này, UBND tỉnh thành lập Trung tâm KNĐMST Thừa Thiên Huế (trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển), Đại học Huế đã xây dựng Trung tâm KNĐMST tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, đào tạo, kết nối khởi nghiệp. Đại học Huế là một trong ba đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thí điểm xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trong các trường đại học với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy khởi nghiệp, đầu tư khởi nghiệp; đồng thời, có kế hoạch đào tạo KNĐMST cho 100% sinh viên trước khi tốt nghiệp và tăng cường các chương trình đào tạo cho nhân sự doanh nghiệp khởi nghiệp...

Gần đây, có hàng trăm ý tưởng và dự án của cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp tham gia các cuộc thị KNĐMST ở khu vực miền Trung-Tây nguyên đạt giải cao. Tiêu biểu như Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại YesHue (2017) (YesHue) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xưa (đạt giải nhất năm 2018). Ấn tượng hiện nay là YesHue có sản phẩm gia vị Bún Bò Huế xuất khẩu ở các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ...

Đề xuất thêm các cơ chế, chính sách

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, thời gian qua Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động để khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn khởi nghiệp trên cơ sở các tài sản trí tuệ, các sáng chế, các sản phẩm nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên, hoạt động KNĐMST ở địa phương hiện còn những hạn chế. Ngoài cơ chế và chính sách chưa phù hợp, các tổ chức, đơn vị, địa phương chưa quan tâm nhiều đến KNĐMST; các doanh nghiệp chưa mặn mà nên hoạt động KNĐMST còn manh mún, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp chưa lớn mạnh...

Chủ tịch UBND tỉnh-Phan Ngọc Thọ thăm mô hình khởi nghiệp trồng và chế biến Atiso đỏ tại huyện Phong Điền

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, khởi nghiệp là vấn đề không mới nhưng KNĐMST phải gắn với tài sản trí tuệ có ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, có tính vượt trội và khác biệt. Trên cơ sở mong muốn có những ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo cần khai thác tiềm năng thế mạnh, đặc trưng và bản sắc của vùng đất Cố đô để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế.

TS. Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát tỉnh nêu những khó khăn của hệ sinh thái KNĐMST Thừa Thiên Huế và trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ, như cần tiếp tục xây dựng chính sách phù hợp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thông tin hỗ trợ KNĐMST, có các chính sách ưu đãi và thủ tục liên quan; hỗ trợ hút các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư thiên thần cho các ý tưởng, dự án KNĐMST...

TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp - Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao hoạt động KNĐMST ở Thừa Thiên Huế thời gian gần đây. TS Quất cho rằng, Việt Nam tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho cộng đồng KNĐMST. Vấn đề là, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần chủ động hơn để nắm bắt những cơ hội. Cơ hội ấy là sáng tạo, tìm ý tưởng khác biệt để tạo ra sản phẩm có giá trị không chỉ nằm ở thị trường nội địa. Thời gian gần đây, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đã thành công với các ý tưởng, dự án KNĐMST trên trường quốc tế với xuất phát từ những ý tưởng, dự án đặc trưng, riêng biệt.

Chuyên gia Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công  ty Tư vấn Chiến lược và Thương hiệu the Pathfinder, người có nhiều năm làm việc nước chia sẻ: "Khởi nghiệp hiện nay như thế nào"; "Vì sao khởi nghiệp đổi mới sáng tạo"; "Bạn muốn đổi mới, sáng tạo hay trở thành doanh nhân" ;"Vì sao khởi nghiệp lại thất bại"... Điều quan trọng chuyên gia này đưa ra KNĐMST đòi hỏi người có tinh thần đam mê, không chùn bước trước những khó khăn, trở ngại...

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tham luận chia sẻ kinh nghiệm tại dịp này về vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khởi nghiệp; các đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách và tạo sự liên kết vùng để tạo sự lan tỏa, hỗ trợ lẫn nhau để các sản phẩm KNĐMST phát huy hiệu quả, phát triển bền vững. Dịp này, Sở KHCN công bố "Đề án Cố đô khởi nghiệp" giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, theo quyết định 1938/QĐ-UBND ngày 30/7/2020.

Đề án "Cố đô khởi nghiệp" với mục tiêu tạo lập hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh và cụ thể hóa cơ chế chính sách đột phá nhằm hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp KNĐMST sát thực tiễn, phù hợp với nguồn lực và điều kiện địa phương... với mục tiêu cụ thể như xây dựng và hoàn thiên hành lang pháp lý, phấn đấu 100% ý tưởng dự án KNĐMST được hỗ trợ chính sách từ Trung tâm KNĐMST tỉnh và Đại học Huế; phấn đấu 50 - 70% các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh có khả năng thương mại hóa. Ít nhất 50% học sinh THPT và sinh viên tập huấn về kiến thức KNĐMST...


Bài, ảnh: Song Minh

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Năng động và sáng tạo

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang xây dựng hình ảnh và phẩm chất người phụ nữ đáp ứng yêu cầu thời đại mới: Có tri thức, đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Năng động và sáng tạo
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp
HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

TIN MỚI

Return to top