ClockThứ Tư, 16/09/2020 07:15

Hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ

TTH - Khoa học và công nghệ (KHCN) đã có những hỗ trợ thiết thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX).

Hỗ trợ mô hình sản xuất, chế biến nấm Linh chi và nấm Sò tại A Lưới

Sản phẩm mây tre đan Bao La đã có thương hiệu

Nâng cao giá trị kinh tế

Bà Nguyễn Thị Ướt ở xã Phú Lương (Phú Vang) nhận thấy, mô hình trồng nấm tại địa phương ngày càng phát triển, hàng ngày thu hoạch một lượng lớn sản phẩm. Có lúc sản phẩm không thể tiêu thụ hết trong ngày buộc người dân dự trữ, chờ dịp bán ra thị trường. Các loại nấm thường chứa nhiều vitamin, dự trữ dài ngày dễ bị phân hủy, biến đổi chất khi ở nhiệt độ cao, ẩm mốc, làm giảm chất lượng, sản lượng.

Mới đây, HTX NN Phú Lương 1 được Sở KHCN hỗ trợ thiết bị sấy lạnh bằng bơm nhiệt phục vụ sấy nấm linh chi và các loại nấm dùng để ăn. Máy sấy áp dụng công nghệ sấy lạnh phục vụ sấy các loại nấm nguyên liệu, giúp bảo toàn tính chất sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ cao. Từ khi có máy sấy, HTX Phú Lương 1 tiếp tục được Sở KHCN hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất một số loại nấm dược liệu, nấm ăn như mộc nhĩ, nấm sò, nấm xích chi.

Giám đốc HTX NN Phú Lương 1, ông Nguyễn Thụ cho rằng, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất tạo cơ hội cho địa phương đa dạng các mô hình trồng nấm, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Toàn xã có khoảng 650 hộ trồng nấm với 1.200 vòm, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng chục tấn nấm thương phẩm (trong đó khoảng một tấn nấm linh chi, mộc nhĩ, xích chi) với doanh thu trên dưới 10 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hoài, chủ vườn thanh trà ở Thủy Biều (TP. Huế), một thời rất trăn trở trước tình trạng các loại thanh trà nhiều nơi khác chất lượng thấp trà trộn, thậm chí mạo danh sản phẩm Thủy Biều, làm giảm uy tín, giá trị sản phẩm của địa phương. Từ khi có nhãn hiệu tập thể (NHTT), thanh trà Thủy Biều đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đứng vững trên thị trường.

Ông Hoàng Trọng Dị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thủy Biều thông tin, từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận NHTT “Thanh trà Huế”, sản phẩm thanh trà Thủy Biều thật sự tiêu thụ mạnh, có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn Thủy Biều có khoảng 900 hộ trồng thanh trà với diện tích 145ha, chiếm gần 50% diện tích thanh trà toàn tỉnh, bình quân mỗi năm thu nhập hơn 30 tỷ đồng.

Các chương trình, dự án KHCN còn duy trì hoạt động giới thiệu, quảng bá loại trái cây đặc sản này thông qua các kênh phân phối, đưa nhãn hiệu “Thanh trà Huế” đến người tiêu dùng trong cả nước. Đến nay, NHTT “Thanh trà Huế” được mở rộng đến phường Hương Văn với nhãn hiệu “Thanh trà Huế - Hương Văn”, địa bàn Phong Thu với nhãn hiệu “Thanh trà Huế - Phong Thu”… Điều này tạo điều kiện cho sản phẩm thanh trà trên địa bàn tỉnh nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho nông dân, hộ thành viên.

Trên 5 tỷ đồng cho các mô hình

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn đánh giá, những năm qua, ngành KHCN đã triển khai 10 nhiệm vụ KHCN, giao trực tiếp cho các HTX triển khai thực hiện và 5 nhiệm vụ KHCN thông qua các đơn vị khác. Các nhiệm vụ KHCN triển khai tại các HTX huy động nguồn lực từ các tổ chức KHCN, chính quyền và người dân tham gia với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng.

Thông qua các nhiệm vụ KHCN đã xây dựng nhiều mô hình thí điểm; các HTX trực tiếp tham gia mô hình, hoặc phối hợp, tạo cơ hội cho nông dân, cán bộ kỹ thuật HTX tiếp nhận, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới và hình thành ngành nghề mới.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ, nhiều HTX thật sự tạo “điểm sáng” trong hoạt động sản xuất kinh doanh với các mô hình mới, hiệu quả. Có thể kể đến các HTX: Phú Lương 1 (Phú Vang), Quảng Thọ 2 (Quảng Điền), La Chữ (Hương Trà), Tây An, Thủy Biều (Huế)…

Ông Doãn thông tin, HTX Tây An ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất hoa lan Hồ Điệp chất lượng cao trong nhà lưới với các quy trình chăm sóc, bón phân, xử lý phân hóa mầm hoa, thu hái, bảo quản, vận chuyển hoa thương phẩm… Ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra nhiều chủng loại hoa lan Hồ Điệp có giá trị kinh tế cao, như Tiểu Kiều tím LVR2, LVR4, Ban Mai, đỏ, vàng, tím chấm, trắng, trắng phát…

HTX La Chữ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, KHCN, xây dựng mô hình chế biến, bảo quản kiệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang được nhân rộng trên địa bàn Hương Chữ và toàn TX. Hương Trà. Thông qua công nghệ sấy lạnh, đóng gói chân không kiệu, dưa kiệu muối chua đóng gói, giúp HTX nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, được thị trường tiêu thụ ổn định.

Mới đây, HTX Tây Xuân (Hương Trà) được ngành KHCN hỗ trợ, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đưa các giống sắn mới chất lượng cao, triển vọng vào sản xuất, như KM444, KM21-12, KM419, Km98-5; tạo ra sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các HTX: Kim Thành, Quảng Thọ 2, Quảng Thọ 1 (Quảng Điền)… triển khai thành công mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học trong tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP...

Sở KHCN còn hỗ trợ các HTX trong tạo lập, quảng bá và phát triển “tài sản trí tuệ”. Trong hơn 10 năm trở lại đây, có 22 NHTT sản phẩm của các HTX trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ xây dựng, nộp đơn đăng ký bảo hộ; đến nay hầu hết các nhãn hiệu được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký NHTT. Đã có nhiều nhãn hiệu được các HTX quản lý tốt, đưa sản phẩm ra thị trường.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Return to top