ClockThứ Sáu, 02/08/2024 07:31

“Mở cửa” cho năng lượng tái tạo phát triển

TTH - Ngày 3/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (NLTT) với khách hàng sử dụng điện lớn (Nghị định 80). Nghị định này sẽ tháo gỡ điểm “nghẽn” lớn trong việc đầu tư, sử dụng điện mặt trời (ĐMT), điện gió, điện sinh khối…; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất để sử dụng, bán NLTT. Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3/4 lượng điện của EU trong năm 2024 được tạo ra từ các nguồn không phát thải CO2IEA nỗ lực giảm chi phí năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển

 Đầu tư phát triển điện mặt trời ở Khu công nghiệp Phong Điền

Theo các DN, Nghị định 80 giúp mở cửa trong đón dòng vốn xanh đầu tư vào NLTT. Nhiều năm qua, các tập đoàn năng lượng của nước ngoài chờ đợi Chính phủ có cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể về cơ chế thu hút đầu tư, mua bán ĐMT, điện gió, điện rác… để đầu tư vào Việt Nam những dự án lớn.

Thừa Thiên Huế là địa phương có tiềm năng, hội đủ các yếu tố phát triển thủy điện, điện gió, mặt trời nhờ có bờ biển dài, nhiều giờ nắng, tốc độ gió ổn định, diện tích mặt nước rộng… Hiện, hai nhà máy ĐMT đưa vào vận hành (nhà máy Phong Điền và Phong Điền 2) từ năm 2019, đạt sản lượng 68,37 triệu kWh/năm, vượt sản lượng thiết kế hơn 151%.

Bên cạnh đó, tỉnh đã dành 340ha đất tại huyện Phong Điền để phát triển ĐMT. Trong đó, có 1 DA đã được bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh với công suất 50MWp (Phong Hòa) và 6 DA đã đề nghị Bộ Công thương xem xét, bổ sung quy hoạch với tổng công suất 375,8MWp. Ngoài Phong Điền, UBND tỉnh cũng đã đề nghị Bộ Công thương bổ sung quy hoạch 3 dự án ĐMT mặt nước (Cầu Hai, Tam Giang, Tam Giang mở rộng), tổng công suất 2.500MWp. Đồng thời, đã quy hoạch 350ha tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để phát triển điện khí LNG...

Với tiềm năng dồi dào, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương được nhiều tập đoàn năng lượng lớn của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… muốn đầu tư vào, bởi địa phương đang có nhiều DN sản xuất lĩnh vực công nghiệp, đưa sản phẩm sang các nước phát triển.

Hiện nay, đa số các nước phát triển đều đưa ra hàng rào kỹ thuật với hàng nhập khẩu là phải sản xuất xanh, tuần hoàn. Với yếu tố này, yêu cầu đầu tiên là sử dụng nguồn NLTT, nguyên liệu tái chế. Để đáp ứng điều này, thời gian qua, nhiều DN trong nước, nước ngoài muốn đầu tư, mua điện mặt trời để sử dụng trong các nhà máy. Tuy nhiên, do vướng về chính sách đầu tư, mua bán ĐMT, điện gió… các DN phải chờ đợi.

Điểm mới nhất trong Nghị định số 80 là DN đầu tư sản xuất ĐMT, điện gió… có thể bán trực tiếp cho DN có nhu cầu bằng đường dây kết nối riêng. Đồng thời, hai bên có thể tự thỏa thuận công suất, giá bán điện. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư điện sạch và các DN đang có nhu cầu lớn về NLTT.

Một số tập đoàn năng lượng nước ngoài cho biết, Chính phủ cho mua bán ĐMT, điện gió… trực tiếp sẽ tăng khả năng cạnh tranh thị trường NLTT. Bên sử dụng có thể mua được điện sạch với giá rẻ để dùng trong sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều DN đang hoạt động ở địa phương cho rằng, với thuận lợi trong đầu tư, mua bán điện sạch, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn về việc thực hiện nghị định trên một cách cụ thể.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực

Sáng 9/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc.

Đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực

TIN MỚI

Return to top