ClockThứ Năm, 02/04/2015 17:52

Một số dự án phải đánh giá tác động môi trường

TTH - Theo quy định tại Nghị định 18 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT có hiệu lực từ 1/4/2015, có 113 dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Trong đó quy định chi tiết tất cả các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác... đều phải thực hiện đánh giá ĐTM. Ngoài ra còn có các dự án thuộc nhóm dự án về: sản xuất vật liệu xây dựng; giao thông; điện tử, năng lượng, phóng xạ; liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt (có giới hạn diện tích, quy mô); thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý, tái chế chất thải; cơ khí, luyện kim; chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ; sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến nông sản; chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo; sản xuất giấy, văn phòng phẩm; dệt nhuộm, may mặc và nhóm dự án khác.

Nghị định cũng quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định về quy hoạch BVMT, việc lập, thẩm định, phê duyệt và công khai thông tin về quy hoạch BVMT; điều kiện của tổ chức thực hiện, thẩm định báo cáo và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch BVMT của Luật Bảo vệ môi trường.

Liên quan đến các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định quy định 11 nhóm dự án. Trong đó có các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; dự án lấn biển từ 20 ha trở lên, dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên, đất rừng tự nhiên từ 100 ha trở lên, có sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên và nhiều dự án có quy mô, công suất sản xuất lớn liên quan đến các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khai khoáng, xây dựng...
T.Hoài (theo NĐ 18 của CP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thông tin, hiện tỉnh có trên 6.000 DN đang hoạt động. Sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như TikTok, Sendo, Tiki, Lazada và Shopee... tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số
Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số
Tăng tốc chuyển đổi số cùng AI

Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2024 với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội” được kỳ vọng sẽ đưa ra các giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ứng dụng AI, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh đã có những chia sẻ về hoạt động quan trọng này với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Tăng tốc chuyển đổi số cùng AI
Phong Điền hình thành một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

Ngày 18/10, UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị thẩm định và tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm Bộ chỉ số đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tổng thể theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 18091:2020. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan, các chuyên gia tư vấn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phong Điền hình thành một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

TIN MỚI

Return to top