ClockThứ Hai, 02/12/2013 11:07

Nâng cao nhận thức để sống chung với biến đổi khí hậu

TTH - Để chủ động ứng phó, thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là nhiệm vụ quan trọng đang được các ngành, cấp đẩy mạnh thực hiện.

Tuyên truyền để dân biết, dân hiểu

Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia về BĐKH của Thủ tướng Chính phủ xác định: “Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn” và nhận định “Nhận thức về BĐKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà BĐKH gây ra mà chưa quan tâm đúng mức với việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh”. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH, để từ đó, trong hành vi của mỗi người cần có trách nhiệm góp phần thích ứng, ứng phó với BĐKH. Việc tuyên truyền BĐKH là ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cộng đồng, cùng chung tay ứng phó với BĐKH.

Tuyên truyền trực quan thông qua tranh cổ động

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được nhấn mạnh trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về việc chủ động ứng phó với BĐKH. Mục tiêu được đề ra trong chương trình này đến năm 2015 là có hơn 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức Nhà nước được tập huấn, nghe tuyên truyền để hiểu biết về BĐKH và tác động của nó.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7, khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 24 “Về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nghị quyết xác định mục tiêu ứng phó với BĐKH đến năm 2020 là: “Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát BĐKH của các cơ quan chuyên môn. Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung...”. Để đạt mục tiêu này, Nghị quyết đề ra một trong những giải pháp chủ yếu hàng đầu là “Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh phê duyệt đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng thích ứng với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015”. Công tác tuyên truyền này là hoạt động nhằm phổ biến những kiến thức cơ bản về BĐKH, nêu nguyên nhân, thống kê, mô tả, nhận định, dự báo và cảnh báo về BĐKH để thấy được tình hình BĐKH hiện nay trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng và cụ thể ở Thừa Thiên Huế. Từ đó, mỗi người trong xã hội không phân biệt trình độ học vấn, năng lực chuyên môn để có những hành vi, trách nhiệm, nhằm góp phần tham gia vào giảm nhẹ tác hại, tác động gây ra do BĐKH để thích ứng, ứng phó với BĐKH.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế song song việc triển khai các dự án ứng phó BĐKH cũng đã triển khai mạnh mẽ các các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người dân và toàn xã với vấn đề BĐKH. Đồng thời, có các hoạt động thiết thực, vận động người dân bảo vệ môi trường, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng, bảo vệ và tăng cường trồng rừng. Tổ chức các hội thi tìm hiểu, tập huấn kiến thức hiểu biết về biến đổi khí hậu cho cộng đồng, trong đó tập huấn cho các đoàn viên thanh niên, một lực lượng lớn trong xã hội là hết sức quan trọng.

Ông Đào Văn Cơ, Tổ trưởng Tổ chuyên gia giúp việc về BĐKH tỉnh cho rằng, phải đưa việc ứng phó với BĐKH trở thành cuộc sinh hoạt sâu rộng, lâu dài cho mọi người, mọi giới, mọi ngành cùng có trách nhiệm chung tay. Chúng ta không nên “đánh trống bỏ dùi”, không nên làm chiếu lệ trong công cuộc này. Cần xác định tập trung xây dựng, phát triển năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai; đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn do nước biển dâng; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên... Đối với mỗi người dân, dù một hành vi nhỏ như không xả rác bừa bãi không những mang lại môi trường sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe chung mà về gián tiếp sẽ tránh gây tắc nghẽn cống rãnh, sông suối, góp phần giảm thiệt hại, hạn chế dịch bệnh khi có mưa lớn, lũ lụt... Đối với nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kỹ thuật, mỗi hành vi, việc làm của họ nếu có ý thức trách nhiệm sẽ đóng góp rất lớn nhằm giảm nhẹ, thích ứng BĐKH. Với nhà quản lý, khi ra quyết sách cho một dự án quy hoạch đô thị hoặc nâng cấp, mở đường giao thông... mà không chú ý đến thích ứng BĐKH thì lợi bất cập hại, dẫn đến tác hại gây ngập úng cục bộ khi mưa lũ xảy ra. Hoặc nhà kỹ thuật thiết kế, thi công hệ thống đèn chiếu sáng, trạm biến áp, hệ thống liên lạc điện thoại mà không tính đến phương án chống chịu với bão lụt thì gây thiệt hại lớn cho kinh tế và nhân sinh khi có thiên tai. Nhà kinh doanh bên cạnh lợi nhuận sản xuất cần chú ý công tác bảo vệ môi trường; nhà khoa học, nhà nghiên cứu cần công tâm, trách nhiệm nghiên cứu ra những công trình khoa học trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp... thích ứng với BĐKH.

Chiến lược thích nghi riêng lẻ từng cá nhân, từng hộ gia đình sẽ không là giải pháp nếu không có được chiến lược của tập thể, sự duy trì hệ thống bảo vệ và thích ứng với BĐKH của cả cộng đồng. Việc nâng cao nhận thức, hình thành ý thức thường trực ứng phó với BĐKH của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư và người dân là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thông tin, hiện tỉnh có trên 6.000 DN đang hoạt động. Sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử như TikTok, Sendo, Tiki, Lazada và Shopee... tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

Cùng doanh nghiệp chinh phục kinh tế số
Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số
Tăng tốc chuyển đổi số cùng AI

Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2024 với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội” được kỳ vọng sẽ đưa ra các giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ứng dụng AI, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh đã có những chia sẻ về hoạt động quan trọng này với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Tăng tốc chuyển đổi số cùng AI

TIN MỚI

Return to top