ClockThứ Tư, 04/01/2023 19:11

Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

TTH.VN - “Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” (TS. Lê Vũ Trường Giang chủ biên, NXB Thuận Hóa) vừa được ra mắt chiều 4/1 tại TP. Huế.

Để phá Tam Giang bình yên, tôm cá dồi dào trở lạiThả 368 ngàn con cua, tôm giống trên đầm phá Tam Giang-Cầu HaiPhát triển vùng đầm phá: Khơi tiềm năng, tăng nguồn lực - Kỳ 3: Xây dựng một vùng đặc thù kinh tếPhát triển vùng đầm phá: Khơi tiềm năng, tăng nguồn lực - Kỳ 1: Đời phá, phận người

Ấn phẩm “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” 

Ấn phẩm vừa ra đời nằm trong dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (CKC – thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh) dưới sự tài trợ của ông Philip Thomas (quốc tịch Úc).

Ấn phẩm “Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” được nghiên cứu, viết bằng song ngữ. Đó là kết quả tổng hợp, ghi chép về những giá trị văn hóa, di sản và câu chuyện dân gian của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được TS. Lê Vũ Trường Giang nghiên cứu, chắp bút chỉnh sửa, phát triển và hoàn thiện cùng đội ngũ CKC trong hơn một năm miệt mài làm việc.

Cùng với ấn phẩm này, dự án còn cho ra mắt tờ gấp giới thiệu về vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Tờ gấp này cung cấp các thông tin về văn hóa và các hoạt động trải nghiệm nổi bật cùng vùng đầm phá. Bên cạnh đó, còn có những thước phim tuyệt đẹp giới thiệu về đời sống của người dân cùng cảnh sắc hùng vĩ, bình yên của vùng đầm phá trù phú.

TS. Lê Vũ Trường Giang giới thiệu về quá trình nghiên cứu và cho ra đời ấn phẩm

Đại diện CKC cho biết, dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” được thực hiện từ năm 2020 đến cuối năm 2022 tại 5 cộng đồng thuộc vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai gồm xã Điền Hải (huyện Phong Điền), xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), xã Hương Phong (TP. Huế), xã Phú An (huyện Phú Vang) và xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc).

Dự án hướng tới thúc đẩy du lịch bền vững bằng việc nâng cao năng lực cho phụ nữ địa phương, góp phần gìn giữ, quảng bá giá trị văn hóa thông qua nghiên cứu, ghi chép và sử dụng văn hóa địa phương.

Ngoài những ấn phẩm nói trên, dự án còn tổ chức nhiều chương trình tập huấn cho các nghiên cứu viên tham gia dự án để khám phá những giá trị văn hóa truyền thống. Dự án cũng đã tổng hợp hàng chục bản thảo là các câu chuyện, điển tích văn hóa đặc sắc để tập trung nghiên cứu sâu hơn…

Tin, ảnh: N .MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

TIN MỚI

Return to top