ClockThứ Tư, 22/02/2023 14:03

Tăng dung lượng kết nối hướng cáp đất liền

Để khắc phục tình trạng cả 5/5 tuyến cáp biển gặp sự cố, theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin Truyền thông), các nhà mạng đã áp dụng biện pháp kỹ thuật và mở thêm dung lượng kết nối cáp trên đất liền nên chất lượng Internet vẫn đảm bảo, nhưng có thể bị chậm vào giờ cao điểm.

Vì sao Internet di động vẫn nhanh dù đứt cápInternet chậm gây khó người dùngCáp quang AAG thêm lỗi mới, Internet tiếp tục chậm

Kéo một tuyến cáp quang biển cập bờ biển tại Quy Nhơn.

Trước đó, sự cố xảy ra trên các tuyến cáp quang biển AAG, APG, AAE-1, IA, trong đó duy nhất có tuyến APG mất kết nối hoàn toàn với các Hub là Singapore và Hồng Kông. Sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam và các nước trong khu vực. Ngay khi sự việc xảy ra, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã thành lập Ban chỉ đạo điều phối thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố.

Đến sáng 21/2, tuyến cáp quang biển SMW3 gặp sự cố lỗi cáp đoạn S2.7 (Singapore – BU12). Như vậy, cả 5/5 tuyến cáp biển đều đang gặp sự cố và theo kế hoạch, đến tháng 3 và tháng 4 triển khai khắc phục.

Đại diện các nhà mạng cho biết, bên cạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các nhà mạng đã mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền mặc dù chi phí rất cao để đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, ứng cứu lưu lượng đi quốc tế cho nhau trong lúc khó khăn. Như vậy chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông đã từng bước được cải thiện, giải quyết tình trạng mất kết nối, nhưng tốc độ có thể bị chậm vào giờ cao điểm.

Về tuyến tuyến cáp biển SMW3 bị sự cố vào ngày 21/2, đại diễn VNPT cho biết, việc này không ảnh hưởng đến chất lượng Internet của VNPT do đây là tuyến cáp cũ, dự kiến sắp dừng hoạt động và nhà mạng này không sử dụng dung lượng của tuyến cáp này cho các dịch vụ Internet băng rộng cố định của mình.

Đại diện VNPT cho biết, để khắc phục sự cố cáp quang biển liên tục đứt, VNPT đã tích cực ứng cứu bổ sung kênh cáp đất và triển khai nhiều giải pháp san tải lưu lượng giữa các hướng kết nối và các dịch vụ, phối hợp với các đối tác cung cấp dịch vụ/ứng dụng quốc tế để tối ưu chất lượng streaming, ưu tiên lưu lượng theo khung giờ và dịch vụ.

Từ 18/2/2023, VNPT đã bổ sung thêm 30% dung lượng băng thông quốc tế từ các tuyến cáp đất liền theo hướng qua Campuchia/Thái Lan đến Singapore và qua Trung Quốc đến Hồng Kông, do vậy chất lượng truy cập Internet quốc tế của các khách hàng VNPT cơ bản được đảm bảo kể cả khi các tuyến cáp biển chưa được sửa chữa xong.

Dự kiến tuyến cáp biển APG sẽ hoàn thành sửa chữa và bổ sung cho VNPT thêm 400G dung lượng cuối tháng 2/2023, góp phần củng cố năng lực và đảm bảo dự phòng cho mạng internet VNPT.

Về lâu dài, với tuyến cáp biển đi quốc tế, VNPT đã tham gia xây dựng 5 tuyến cáp biển (4 tuyến đang hoạt động và tuyến SJC 2 - South East Asia Japan 2 Cable System kết nối Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2023).

Tuyến SJC 2 dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác cuối năm nay, bổ sung thêm 18T lưu lượng quốc tế cho người dùng tại Việt Nam. Hiện tuyến cáp này đã đạt tỷ lệ xây dựng khoảng 60% với 8/10 điểm cập bờ.

VNPT cũng đang tham gia đầu tư 3 tuyến cáp biển mới. Dự kiến đến 2030, Việt Nam sẽ có hạ tầng cáp biển hiện đại với 9 tuyến, đưa Việt Nam thành Hub kết nối trong khu vực, giảm phụ thuộc vào 2 Hub chính hiện nay là Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc).

Ngoài các tuyến cáp biển, VNPT còn có các hướng cáp đất liền kết nối Việt Nam đi quốc tế như tuyến cáp đất kết nối với Hồng Kông qua Trung Quốc, tuyến cáp kết nối với Singapore qua Campuchia, Thái Lan… Các tuyến cáp đất quốc tế có độ ổn định cao, được sử dụng bổ sung, dự phòng cho các tuyến cáp biển khi có sự cố, đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Theo Cục Viễn thông, để giải quyết vấn đề kết nối quốc tế trong dài hạn, cần có thêm các tuyến cáp biển. Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tham gia đầu tư các tuyến cáp quang biển, mở thêm các trạm cập bờ mới như Quy Nhơn, ngoài các trạm ở Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu như hiện nay. Thời gian vừa qua, 2 doanh nghiệp viễn thông lớn là VNPT và Viettel đã tham gia vào các liên minh để đầu tư xây dựng các tuyến cáp biển mới là SJC2 và ADC. Theo đúng tiến độ đã đề ra, trong năm nay, 2 tuyến cáp quang biển này sẽ được xây dựng xong, đưa vào vận hành chính thức. Như vậy, ngay trong năm 2023, số tuyến cáp biển các doanh nghiệp Việt Nam khai thác, sử dụng sẽ được nâng lên 7 tuyến.

Còn đạ diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định, 2 tuyến cáp biển SJC2 và ADC đều được áp dụng những công nghệ mới nhất, do đó dung lượng và giá thành đều có khả năng tốt hơn các tuyến cáp biển hiện tại. Chắc chắn rằng, khi các tuyến cáp quang biển mới đưa vào hoạt động, sự phụ thuộc của Việt Nam vào các tuyến cáp biển hiện nay sẽ giảm đi; cùng với đó, độ an toàn, ổn định chất lượng dịch vụ cũng sẽ tăng lên.

Điểm mới với 2 tuyến cáp ADC, SJC2 là được kết nối vào Việt Nam tại Quy Nhơn, Bình Định. Điều này vừa giúp tăng tính an toàn cho hệ thống các kết nối quốc tế của Việt Nam, không tập trung hết tại một địa điểm cập bờ.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành

Song ngành là xu hướng trong đào tạo đại học hiện nay. Để đào tạo song ngành thật sự hiệu quả, đòi hỏi các trường phải phối hợp, chia sẻ nguồn lực với nhau.

Kết nối nguồn lực để đào tạo song ngành
Thu hút du khách Australia đến Huế

Thừa Thiên Huế cùng 2 tỉnh, thành là Đà Nẵng và Quảng Nam đang đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam và Australia, đặc biệt là kết nối giữa thị trường khách du lịch Australia với miền Trung Việt Nam. Thông qua việc tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu thương hiệu du lịch “Miền di sản diệu kỳ - Amazing Central Vietnam Heritage” đến với Australia, kỳ vọng sẽ thu hút khách từ thị trường tiềm năng lớn này đến miền Trung Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.

Thu hút du khách Australia đến Huế
CHỐNG THẤT THU THUẾ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
Tăng cường kết nối dữ liệu

Chống thất thu thuế thương mại điện tử là vấn đề nóng trong thời gian gần đây, khi con số doanh thu kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) công bố khá lớn, nhưng số thu ngân sách chưa tương xứng. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chỉ đạo nhằm chống thất thu trong lĩnh vực này.

Tăng cường kết nối dữ liệu
Kết nối báo chí qua nền tảng số

Những bất cập trong quá trình tương tác giữa cơ quan nhà nước (CQNN) với báo chí đã cơ bản được giải quyết sau khi Thừa Thiên Huế đưa vào vận hành Nền tảng số kết nối truyền thông tích hợp trên Hue-S.

Kết nối báo chí qua nền tảng số

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top