ClockThứ Tư, 04/03/2020 08:00

Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động KHCN tại Việt Nam

TTH.VN - Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2020/NĐ-CP trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.

Liên kết các địa phương phát triển khoa học công nghệXử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KHCNTạo đột phá chiến lược trong phát triển KHCN và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam

Nghị định số 27/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về điều kiện áp dụng chính sách thu hút cá nhân hoạt động KHCN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.

Theo đó, người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này khi chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ KHCN quan trọng, có ảnh hưởng ở tầm quốc gia hoặc đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hoặc của một địa phương hoặc cho sự phát triển của chuyên ngành, lĩnh vực KHCN của Việt Nam và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a- Có sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đã được ứng dụng, chuyển giao tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn hoặc có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ KHCN thực hiện tại Việt Nam và đang làm việc tại bộ phận nghiên cứu của Viện Nghiên cứu, Trường đại học hoặc doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

b- Có công trình nghiên cứu KHCN xuất sắc, đạt giải thưởng về KHCN hoặc đã được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và phù hợp với nhiệm vụ KHCN thực hiện tại Việt Nam.

c- Có bằng tiến sỹ và đang giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong ít nhất 3 năm tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KHCN thực hiện tại Việt Nam.

d- Có bằng tiến sỹ và đã làm việc ít nhất 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KHCN hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Căn cứ tình hình thực tiễn và theo đề nghị của cơ quan có nhu cầu sử dụng người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN ở Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh thống nhất với Bộ KHCN báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng chính sách thu hút đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định trên nhưng chứng minh được khả năng đóng góp có hiệu quả khi tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.

Chính sách thu hút về tuyển dụng, tiền lương

Bên cạnh đó, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 5, Điều 6 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về chính sách tuyển dụng, lao động, học tập và tiền lương.

Cụ thể, người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KHCN công lập; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước các cấp; được xét công nhận, bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài khi thực hiện nhiệm vụ KHCN tại Việt Nam được hưởng mức lương theo thỏa thuận. Mức lương thỏa thuận được xác định trên cơ sở: 1- Tính chất, quy mô và tầm ảnh hưởng của nhiệm vụ KHCN; 2- Trình độ, năng lực và hiệu quả đóng góp của cá nhân; 3- Mức lương của các vị trí tương đương trong các tổ chức nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP cũng sửa đổi điểm e và bổ sung điểm i khoản 2 Điều 10 về các chính sách khác. Theo đó, trong thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ hoạt động KHCN tại Việt Nam, được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo, khoa học quốc tế có nội dung gắn với nhiệm vụ KHCN đang hợp tác triển khai tại Việt Nam, mỗi năm không quá 1 lần; được hỗ trợ kinh phí để tổ chức hội thảo KHCN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tại Việt Nam; hỗ trợ kinh phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, đăng lý bảo hộ giống cây trồng là kết quả trong quá trình hợp tác với các cơ quan, đơn vị, tổ chức KHCN của Việt Nam. Kinh phí hỗ trợ nêu tại quy định này được cấp từ Quỹ Phát triển KHCN quốc gia hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được tham gia các chương trình, đề án đẩy mạnh hợp tác, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để Tết này khỏe và đẹp

Đó là chủ đề của buổi nói chuyện với sự chia sẻ của Tiến sĩ, bác sĩ dinh dưỡng tự nhiên Mai Hằng tại Silent Space (32 Tây Sơn, TP.Huế) ngày 23/11. Hoạt động trong khuôn khổ chương trình Lunch and Learn - Cùng học hỏi, cùng ăn trưa, cùng kết nối.

Để Tết này khỏe và đẹp
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Return to top