ClockThứ Hai, 28/09/2020 14:57

Tiện ích từ Chương trình chuyển đổi số

TTH - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 1957 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thừa Thiên Huế với phương châm “4 không 1 có” bao gồm: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt và luôn luôn có câu hỏi thông tin, dữ liệu được tiếp cận đã được số hoá chưa.

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tửBộ CHQS tỉnh giành giải nhất Liên hoan “Đưa thông tin về cơ sở”

Nhiều dịch vụ được triển khai ứng dụng trên Hue-S hỗ trợ đắc lực cho chuyển đổi số

Nhiều tiện ích

Theo đó, đến 2030, Thừa Thiên Huế hoàn thiện mô hình chính quyền số, xã hội số. Đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội; kinh tế số trở thành phương thức cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nền tảng động lực để phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Theo UBND tỉnh, Chương trình CĐS mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp (DN) khi góp phần giảm thủ tục hành chính, xử lý hồ sơ trên mạng với mục tiêu 100% người dân và DN tham gia hệ thống Chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh được xác thực định danh điện tử thông suốt hợp nhất từ hệ thống Trung ương và 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng.

Chương trình cũng tập trung xây dựng và triển khai hệ thống thông tin chuyên ngành tại 100% cơ quan nhà nước và 60% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được số hoá, lưu trữ tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh và đưa vào khai thác hiệu quả.

Hướng đến nền kinh tế số và xã hội số, Chương trình CĐS đặt mục tiêu đến 2025, tỷ trọng kinh tế số đóng góp 20% GDP toàn tỉnh, 50% người dùng smartphone được tiếp cận các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh cũng như tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử; 100% người dân đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh.

Ngay sau khi phê duyệt Chương trình CĐS, UBND tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đô thị thông minh, do Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ làm trưởng ban.

Quan trọng là nhận thức

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, Thừa Thiên Huế hiện nằm trong nhóm không nhiều địa phương đã có chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh mình, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030 vào đầu tháng 6/2020.

Hiện hạ tầng - nền tảng của chuyển đổi số ở Thừa Thiên Huế cơ bản đảm bảo, mạng cáp quang đã về tận 100% xã, phường, thị trấn; đồng thời, tỷ lệ phủ băng thông rộng, internet cũng như 3G-4G khá tốt.

"Trước mắt, việc triển khai chuyển đổi số phải đi từ chuyển đổi nhận thức”, ông Sơn cho hay.

Từ nhận thức của các cấp lãnh đạo về việc vận dụng nền tảng số để thực hiện công tác chỉ đạo điều hành đến nhận thức trong công chức, viên chức để ứng dụng, triển khai công nghệ số phục vụ thực thi công vụ. Nhận thức của các đội ngũ chuyên gia số trong các cơ quan nhà nước để trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy cho việc chuyển đổi số được tốt hơn. Cũng như nhận thức của DN và người dân trong việc tham gia đồng hành cùng tỉnh trong quá trình triển khai Chương trình CĐS.

Tuy vậy, để phổ cập và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong phạm vi rộng như vậy còn nhiều vấn đề.

Với DN, khó nhất là đa số DN Thừa Thiên Huế nhỏ và siêu nhỏ, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức. Song song đó cần có sự đồng hành của các DN số trong việc hỗ trợ phát triển các DN còn lại.

Nhà nước cũng cần hỗ trợ các điều kiện cơ bản, như chia sẻ dữ liệu về các vấn đề liên quan chính sách, chủ trương, đường lối, thông tin quản lý DN.

Với người dân là tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng internet còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là tiêu chí 100% người dân được phổ cập điện thoại thông minh đến 2025. “Để triển khai việc này cần đi kèm chính sách hỗ trợ, giảm giá cước cho người dùng”, Giám đốc Sở TT&TT chia sẻ.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiện ích cho người nộp thuế

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành thuế nhằm tiết giảm thời gian và chi phí cho người nộp thuế (NNT), từ tháng 10/2024, TP. Huế đã triển khai ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile cho 11.000 hộ kinh doanh trên địa bàn.

Tiện ích cho người nộp thuế
Phát triển toán học Việt Nam bền vững

Chiều 22/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban điều hành Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.

Phát triển toán học Việt Nam bền vững
Tăng tốc chuyển đổi số cùng AI

Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2024 với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo (AI) đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội” được kỳ vọng sẽ đưa ra các giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ứng dụng AI, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội số, kinh tế số. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Dương Anh đã có những chia sẻ về hoạt động quan trọng này với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Tăng tốc chuyển đổi số cùng AI

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top