ClockThứ Hai, 01/03/2021 21:21

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ của cả nước

TTH.VN - Đó là mục tiêu mà hội thảo do Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào chiều 1/3, nhằm tiếp thu ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng bổ sung hoàn thiện đề án "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của cả nước giai đoạn 2021-2030". Tham dự và chủ trì hội thảo có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

120 đề tài tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học61 học sinh giỏi quốc gia của Huế trải nghiệm trình diễn robot

Xác định từ lợi thế, tiềm năng

Thừa Thiên Huế được biết đến và được thừa nhận là một trung tâm y tế chuyên sâu với Bệnh viện (BV) Trung ương Huế có nguồn lực KHCN dồi dào, được xếp vào diện chuẩn. Đến nay, Thừa Thiên Huế có hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các viện, phân viện, trung tâm nghiên cứu, chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trồng dưa lưới tại Trường Đại học Nông lâm, ĐH Huế

Điều này cho thấy số lượng GS, PGS, TS tham gia nghiên cứu, sáng kiến nhiều đề tài KHCN phong phú, có giá trị ứng dụng vào đời sống thực tế. Giai đoạn 2011-2020 đã có 133 nhiệm vụ triển khai và 115 nhiệm vụ được nghiệm thu; trong đó có 80 kết quả nhiệm vụ được ứng dụng thực tế, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội không chỉ ở địa phương mà khu vực miền Trung phát triển.

Theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, gần đây hoạt động KH&CN trên địa bàn phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Trình độ KHCN trong lĩnh vực y học, khám chữa bệnh từng bước tiến kịp hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhiều công nghệ 

Kinh tế Thừa Thiên Huế đã phát triển khá toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh trong những nhiệm kỳ gần đây. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh so với mục tiêu kế hoạch đề ra; đặc biệt cơ cấu trong nội bộ các ngành có bước thay đổi đáng kể theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của địa phương.

"Đang đứng ở thứ hạng nào"?

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVI đề ra mục tiêu “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tiếp tục là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn của cả nước về văn hóa, du lịch, KH-CN, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo các ngành đa lĩnh vực chất lượng cao”. Hiện nay Sở KHCN đang tập trung xây dựng đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH-CN của cả nước giai đoạn 2021-2030".

Ứng dụng khoa học, tạo ra các sản phẩm tiêu dùng giới thiệu đến người dân 

GS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh cho rằng, Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện trở thành một trung tâm KH&CN, bởi từ những yếu tố tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhất là nguồn nhân lực, trí thức. Nhưng xem ra, đây là nhiệm vụ khó khăn, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh nhà và sự ủng hộ vào cuộc của các ngành, trong đó vai trò của lãnh đạo tỉnh có những bước đột phá về cơ chế chính sách giữ chân người tài.

PGS.TS Nguyễn Văn Toàn, nguyên Giám đốc Đại học Huế, để sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KH&CN của cả nước phải phân kỳ, có lộ trình. Dõi theo quá trình phát triển của ngành KH&CN vừa qua sẽ thấy Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm lực về nguồn nhân lực nhưng các nhà chuyên môn, khoa học ở địa phương chưa sống được bằng KH&CN. Phải chăng Thừa Thiên Huế còn hạn chế về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách chưa cởi mở...? Để trở thành trung tâm KH&CN, đòi hỏi Thừa Thiên Huế phải có sự đột phá; trong đó không chỉ cơ chế chính sách mà phải chú trọng tính đặc thù riêng có ở địa phương và phát triển chuyên sâu các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao như du lịch, y tế, khoa học xã hội nhân văn... Bên cạnh đó, phải tăng cường hợp tác quốc tế để kết nối các thương hiệu mạnh, nguồn nhân lực quốc tế.  

Theo nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Đại học Huế và Trường Đại học Y Dược Huế, để Thừa Thiên Huế là trung tâm KH&CN, trước hết phải thay đổi toàn diện, cần có sự thống nhất không chỉ là người lãnh đạo mà của cả người dân. Phải đào tạo các nhà khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là phải có sự kết nối liên thông Đại học Huế, BV Trung ương Huế và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trung dài hạn... Thông qua nội dung đào tạo, phải xây dựng chương trình hành động ký kết, hợp tác để có cơ hội hội nhập KH&CN xa hơn…

Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao các ý kiến tham gia của các nhà khoa học. Qua đây, nhìn nhận ngành KH&CN Thừa Thiên Huế hiện nay đang đứng ở thứ hạng nào trong khu vực và cả nước, đề ra các nhiệm vụ giải pháp phù hợp nhằm khai thác lợi tiềm năng thế mạnh, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của cả nước giai đoạn 2021-2030.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho hay: Hiện nay, cả tỉnh đang tập trung mọi nguồn lực để đưa Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương thì vai trò của các nhà khoa học càng có ý nghĩa quan trọng. Việc nghiên cứu các giải pháp KHCN tiên tiếni; triển khai áp dụng vào đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh trong tất cả lĩnh vực là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất, để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị gia tăng; góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KH&CN theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị ngày 10/12/2019.

Bài, ảnh: Minh Văn

 

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Return to top