ClockThứ Hai, 28/05/2018 13:00

“Dám mơ & dám thất bại”

TTH - Trường Cao đẳng (CĐ) Công nghiệp Huế đã có cách làm hay khi hỗ trợ sinh viên trong hành trình khởi nghiệp.

Phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” ĐH HuếKhởi nghiệp - Ý tưởng đến từ đâu?“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”

Mô hình barrier tự động của vườn ươm cơ khí Trường CĐ Công nghiệp Huế

Thúc đẩy ý tưởng

Có mặt tại 2 sự kiện “Tập huấn Khởi phát nghiệp thành với mô hình kinh doanh” của diễn giả Hồ Trọng Lai ngày 17/5 và “Dám mơ và dám thất bại” của GS. Trương Nguyện Thành ngày 19/5 mới thấy, cách làm thúc đẩy ý tưởng sáng tạo trong mô hình khởi nghiệp cho sinh viên (SV) của Trường CĐ Công nghiệp Huế. Quá trình này bắt đầu bằng việc thay đổi ý thức của SV từ “nghe ép buộc” sang “nghe tự giác” trong các em bằng những buổi chia sẻ của các chuyên gia khởi nghiệp. TS. Cung Trọng Cường, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Với SV khi ra trường không phải ai cũng có thể khởi nghiệp. Vì vậy, chúng tôi chú trọng đến việc thúc đẩy ý tưởng sáng tạo và vườn ươm sẽ giúp các em tự tin để có kỹ năng, tri thức khi tìm việc làm hoặc khởi nghiệp”, thầy giáo Cường phân tích.

Trường CĐ Công nghiệp Huế tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên, vì “muốn thúc đẩy ý tưởng sáng tạo, tạo nên những mô hình khởi nghiệp trong SV trước hết giảng viên phải là người khởi nghiệp hoặc ít nhất cũng nắm vững các kỹ năng khởi nghiệp. Do vậy, với sự hỗ trợ của chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), nhà trường đã đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng khởi nghiệp cho giảng viên.

“Quả ngọt” từ vườn ươm

Trường CĐ Công nghiệp Huế chú trọng các hoạt động đánh thức tinh thần tự giác và khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong SV. “Chúng tôi không hy vọng 1.000 SV là 1.000 hạt giống khởi nghiệp mà chỉ cần khoảng 10 hạt giống để ươm và trong 10 hạt giống kia hy vọng có 1 em hoặc mô hình khởi nghiệp xuất hiện trên thị trường”, thầy Cường chia sẻ. Ước muốn đó của Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Huế bước đầu đã có những thành quả nhất định.

Trong chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ” của VTV3- Đài truyền hình Việt Nam phát sóng vào tháng 1/2018, người xem ấn tượng với thương vụ xe lăn điện cho người khuyết tật của Lê Văn Hóa đến từ Công ty Phát triển sản phẩm thông minh VH kêu gọi được số vốn 1 tỷ đồng. Em Hóa chính là hạt giống từ vườn ươm CĐ Công nghiệp Huế. Trước đó, ý tưởng này của em cùng các thầy ở Khoa Cơ khí đã đoạt giải nhì hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 8, năm 2016.

Mô hình bảo quản hoa quả bằng chế phẩm sinh học từ vườn ươm của Trường CĐ Công nghiệp Huế do TS. Lê Đại Vương và TS. Võ Văn Quốc Bảo, Trường ĐH Nông lâm Huế cùng các cộng sự đã đoạt giải nhì hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2017. Đây cũng là một mô hình rất thực tiễn hứa hẹn sẽ được nhân rộng trong cuộc sống thời gian sắp đến.

Bạn Anh Tuấn làm việc tại Công ty cổ phần Công nghệ NALT (đặt tại Trường CĐ Công nghiệp Huế) cho biết: “Ở đây em chỉ tập trung vào công việc sáng chế, tạo ra sản phẩm, tìm kiếm thị trường đã có các bộ phận khác. Như sản phẩm máy in 3D, chúng em sản xuất theo đơn đặt hàng từ Mỹ”. Hiện, Trường CĐ Công nghiệp Huế có những mô hình vườn ươm như Trung tâm sáng tạo Microsoft; Phòng nghiên cứu thiết kế Chip; Câu lạc bộ Hueic IT; Trung tâm đào tạo sửa chữa xe máy Yamaha; Trung tâm hợp tác đào tạo nghề may Hanesbrands Việt Nam Huế - HUEIC; Trung tâm sản xuất tỏi đen, sản xuất nấm linh chi…Trong môi trường làm việc năng động và sáng tạo, những nhân tố tại các vườn ươm này được tạo điều kiện để phát huy khả năng của mình với tiêu chí nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Trong hoạt động “Dám mơ và dám thất bại”, GS. Trương Nguyện Thành nói rằng: “Thành công là đường đi chứ không phải điểm đích. Muốn thành công phải biết trả giá”. Cách làm của Trường CĐ Công nghiệp Huế hiện nay theo một góc nhìn nào đó đã hạn chế sự “trả giá” cho thành công bằng một nền móng từ khơi gợi ý tưởng sáng tạo đến các vườn ươm.

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

TIN MỚI

Return to top