ClockThứ Tư, 20/07/2022 15:10

Phát triển mạng lưới nhà đầu tư khởi nghiệp: Cần nhiều giải pháp

TTH - Nhà đầu tư là một trong những thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST), nhất là trong giai đoạn thực hiện đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Chính phủ. Để thu hút và phát triển mạng lưới nhà đầu tư, tạo ra hiệu quả, vẫn cần nhiều giải pháp thiết thực.

Gọi vốn hỗ trợ dự án khởi nghiệpNhiều dự án khởi nghiệp gọi vốn thành công

Các dự án khởi nghiệp gọi vốn tại sự kiện của Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế

Hiệu quả vẫn còn giới hạn

TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm KNĐMST Đại học (ĐH) Huế cho biết, từ năm 2019 đến nay, ý tưởng, dự án (DA) của các starup, nhất là của sinh viên, nhóm sinh viên đã gọi vốn và nhận được đầu tư, cam kết đầu tư gần 10 tỷ đồng. Trung tâm đang kết nối với khoảng 20 nhà đầu tư. Song, mức đầu tư của các nhà đầu tư chưa lớn, thường vào khoảng 300 - 500 triệu đồng. Đáng trăn trở là một số dự án khi thực hiện không như kỳ vọng, nên không thể tiến tới đầu tư phát triển dự án như cam kết ban đầu.

Trên thực tế, việc phát triển và tạo ra hiệu quả từ nhà đầu tư khởi nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Ông Đinh Quang Hưng, Giám đốc Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tỉnh đánh giá, đến nay vẫn chưa có phi vụ đầu tư thực chất thành công do nhiều nguyên nhân. Rất nhiều DA của sinh viên còn rất sơ khai, trong khi đó một số nhà đầu tư vẫn còn cảm tính. Có trường hợp cam kết sẽ đầu tư cho các DA tại các sự kiện, phiên gọi vốn nhưng sau đó, vì nhiều lý do đã không hỗ trợ kinh phí đầu tư.

Theo ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng - người khá quan tâm lĩnh vực liên quan - khi tham dự các sự kiện, chương trình về KNĐMST, các phiên gọi vốn, vẫn thấy các hoạt động mang tính hình thức. Ý tưởng của các startup đa phần thiếu tính khả thi. Phía đơn vị tổ chức vẫn nặng tính hình thức, trong khi đâu đó nhà đầu tư cảm tính và chưa chuyên nghiệp. Điều này khiến cho việc phát huy hiệu quả của mạng lưới các nhà đầu tư chưa thực sự tốt.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, mạng lưới các nhà đầu tư khởi nghiệp hiện nay vẫn còn yếu và chưa phát huy được hiệu quả để thúc đẩy hệ sinh thái KNĐMST. Một trong những lý do chính là do các DN tại Huế, trong khu vực là DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ, khả năng đầu tư có hạn. Mặt khác, DA của các startup chỉ tập trung một số mảng, chủ yếu là: nông nghiệp, nghệ thuật, du lịch, công nghệ thông tin, giáo dục…, lại chưa thực sự nổi bật, cho thấy tiềm năng hấp dẫn, phù hợp với “khẩu vị” đầu tư đa dạng của các nhà đầu tư lớn.

Không chỉ là đầu tư tài chính

Để các DA khởi nghiệp có thể tiến xa và thành công, chắc chắn không thể thiếu vai trò nhà đầu tư. Với đối tượng là sinh viên và trước mục tiêu của các đơn vị đào tạo là nâng cao nhận thức về khởi nghiệp để thay đổi tư duy từ ra trường xin việc đến tự tạo việc làm cho mình và xã hội, vai trò nhà đầu tư càng quan trọng hơn.

Nhìn từ các hoạt động khởi nghiệp tại Huế nói riêng, trong nước nói chung thì nhà đầu tư không chỉ đầu tư về vốn mà còn đóng thêm vai trò rất quan trọng là cố vấn, đầu tư về mặt kinh nghiệm rất đáng quý cho những cá nhân, nhóm khởi nghiệp. Ngay tại các Trung tâm KNĐMST ĐH Huế - một trong ba đơn vị trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thí điểm xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trong trường ĐH thì mặc dù nhà đầu tư và cố vấn là hai thành tố tách biệt trong hệ sinh thái KNĐMST, song đơn vị vẫn thường tranh thủ các nhà đầu tư với vai trò thêm là cố vấn, họ cũng truyền cảm hứng, động lực rất tốt.

Bài toán cần giải hiện nay là làm sao để phát triển mạng lưới nhà đầu tư khởi nghiệp hiệu quả cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Theo các chuyên gia, có startup tốt, nhà đầu tư tự tìm đến là điểm mấu chốt để tháo gỡ vấn đề và đó cũng là định hướng để xây dựng các giải pháp.

Ngoài tiếp tục phát huy cách làm đã triển khai tốt lâu nay tại Trung tâm KNĐMST ĐH Huế cùng các đơn vị đào tạo, như: tạo ra các sự kiện với khởi nghiệp, talkshow, hoạt động trao đổi thảo luận dưới dạng workshop, cuộc thi, chương trình demoday - ngày hội để startup có thể kêu gọi đầu tư hay các hội trại KNĐMST… thì cần đẩy mạnh truyền thông và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong trường học với những định hướng ý tưởng, DA sát thực tế, tính khả thi cao.

Theo ông Nguyễn Đình Thuận, các sự kiện về KNĐMST cần tổ chức chuyên nghiệp, tránh hình thức. Đặc biệt, trong khi nhà đầu tư “sẵn lòng” với những DA thực sự tiềm năng, cần phát hiện các ý tưởng tốt để bồi dưỡng, ươm tạo và phải có “bộ lọc” tốt để chọn lọc các DA kết nối tới nhà đầu tư.

Các đơn vị đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, tổ chức các hoạt động KNĐMST cũng cần kết nối sâu với hội doanh nghiệp. Khi có các DA khả thi, phải kết nối đúng với từng nhà đầu tư phù hợp ngành nghề, chuyên môn, như thế mới tạo được hiệu quả không chỉ về đầu tư tài chính mà còn hỗ trợ kinh nghiệm chuyên môn, tránh câu chuyện chỉ kết nối theo dạng quen biết mà DA khởi nghiệp lại không phù hợp chuyên ngành, lĩnh vực họ quan tâm.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top