ClockThứ Ba, 29/08/2023 09:49

Săn tìm tiềm lực mới từ đổi mới sáng tạo mở

TTH - Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) được tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2016 đã góp phần hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cùng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho khởi nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi và thành công từ con đường KNĐMST.

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở A LướiThúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp miền Trung và Tây NguyênViệt Nam nỗ lực trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực

Việc các doanh nghiệp địa phương gia nhập các Làng công nghệ quốc gia là cơ hội để phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 

Kết nối, mở rộng sân chơi sáng tạo

Thừa Thiên Huế được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đánh giá là một trong những địa phương trên triển khai sớm Đề án 844. Chủ động thực hiện Đề án này, tỉnh đã chủ động ban hành Đề án "Cố đô Khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030", điều chỉnh nội dung đề án phù hợp hơn với tình hình mới và định hướng phát triển của tỉnh, nhằm góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành một trong những trung tâm KNĐMST quốc gia.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, định hướng mà ngành KH&CN đang tập trung thực hiện là phát triển hệ sinh thái KNĐMST, KNĐMST mở gắn với kết nối, xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ. Định hướng này sẽ góp phần quảng bá các xu hướng công nghệ mới, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả, ngành hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, kết nối, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh...

Đáng chú ý là đẩy mạnh KNĐMST mở thúc đẩy các dự án khởi nghiệp có hàm lượng công nghệ cao vào tỉnh qua các nguồn lực ở bên ngoài, từ các Làng công nghệ quốc gia đến với Huế. Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ ở nước ngoài về Việt Nam gắn với xúc tiến, kêu gọi đầu tư, như hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm, đánh giá các công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, qua đó nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển lãm kết nối cung cầu công nghệ giới thiệu các công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, góp phần quảng bá các xu hướng công nghệ mới, thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm...

Trong chiến lược thúc đẩy KNĐMST mở, ngành KH&CN tập trung thu hút những ý tưởng, dự án khởi nghiệp từ các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp công nghệ cao... Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh hỗ trợ các dự án, ý tưởng sáng tạo và tạo ra sản phẩm KH&CN cho các lĩnh vực tiềm năng, như: công nghệ thông tin gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh, du lịch, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ, y dược, sản phẩm chủ lực...

Mô hình "Văn phòng tư vấn, hỗ trợ"

Vừa qua, Sở KH&CN giao Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học triển khai nhiệm vụ "Hỗ trợ nâng cao năng lực địa phương trong xây dựng hệ sinh thái KNĐMST", thuộc Đề án 844. Ông Nguyễn Đăng Vinh, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết, hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực của địa phương trong xây dựng hệ sinh thái KNĐMST tại tỉnh là vô cùng cần thiết. Việc nâng cao năng lực, xây dựng mạng lưới, hỗ trợ các hoạt động liên kết các cán bộ truyền thông KNĐMST, các nhà sáng lập, đồng sáng lập của doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ KNĐMST, mạng lưới chuyên gia giữa các bộ, ngành, cơ quan đơn vị với nhau cũng như giữa các cơ quan báo chí truyền thông là một việc làm cấp thiết. Hơn nữa, các hoạt động kết nối giữa các thành phần trong hệ sinh thái và mở rộng sang các địa phương là nhân tố không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển của một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững trong khu vực.

Nhiệm vụ sẽ khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, nguồn lực từ khu vực tư nhân trong nước, quốc tế phát triển hệ sinh thái KNĐMST tại địa phương gắn kết với cụm liên kết đổi mới sáng tạo theo ngành, lĩnh vực địa phương ưu tiên phát triển. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực của địa phương trong xây dựng hệ sinh thái KNĐMST nhằm thúc đẩy việc hình thành một hệ sinh thái KNĐMST mở tại tỉnh và lan rộng ra các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tập trung vào hoạt động KNĐMST mở để kết nối các chuyên gia, nhà khoa học, startups nhằm phát triển các ngành kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, xây dựng mô hình hỗ trợ các cán bộ truyền thông KNĐMST, các nhà sáng lập, đồng sáng lập của doanh nghiệp KNĐMST, các tổ chức KNĐMST nhằm hiện thực hóa ý tưởng/dự án KNĐMST; tổ chức ngày hội KNĐMST mở giải quyết thách thức của địa phương cùng các hoạt động truyền thông.

Theo ông Châu Văn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học, đơn vị chủ trì nhiệm vụ thông tin, đến nay, Trung tâm đã huy động nhân sự, cán bộ chủ chốt để cùng thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án 844. Đồng thời chỉ đạo, bám sát kế hoạch triển khai, bước đầu đã hình thành mô hình "Văn phòng Tư vấn, hỗ trợ dịch vụ KHCN&ĐMST", dự thảo các quy trình, quy chế vận hành Văn phòng.

Theo Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng, việc triển khai nhiệm vụ 844 sẽ góp phần lớn trong việc thu hút và "ươm mầm" các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa phương. Đề án mô hình Văn phòng sẽ là nơi hỗ trợ doanh nghiệp KNĐMST và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ KHCN&ĐMST, trong đó có định hướng phát triển hệ sinh thái KNĐMST mở gắn với xúc tiến chuyển giao công nghệ mới và phát triển thị trường KHCN.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông: Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

Những năm trở về đây, gỗ óc chó trở thành tâm điểm trong lĩnh vực nội thất và tạo được sức hút đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều công trình dự án đẳng cấp. Gỗ óc chó không chỉ đẹp về mặt màu sắc và vân gỗ, mà còn là biểu tượng của sự cao quý và tinh hoa của văn hóa Á Đông.

Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng
Return to top