ClockThứ Bảy, 29/06/2019 12:51

Sống “khỏe” nhờ cẩm cù

TTH - Luôn vui vẻ, rạng ngời vì hằng ngày được hết mình với đam mê, Lê Hoàng Phú, chàng trai 9X tại thôn Ngọc Anh (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) đã khởi nghiệp thành công với mô hình trồng và cung cấp giống hoa cẩm cù.

Khởi nghiệp & bản lĩnh của người trẻTrợ lực cho khởi nghiệp

Đam mê với cẩm cù giúp Lê Hoàng Phú có cuộc sống ổn định

Khu vườn 1.000m2

Cẩm cù còn được gọi là lan cẩm cù, cây lan sáp, lan cầu lông…Đây là loại cây dây leo, thân mềm, lá dày. Trên thế giới có hàng nghìn loại khác nhau, được phân biệt dựa theo hình thái, màu sắc của hoa và đặc điểm lá. Nhiều loài, mùi hương của cẩm cù cũng rất đa dạng và khác biệt. Có cẩm cù thơm tinh tế, có loài sâu lắng, có loại lại hăng hắc nồng. Cẩm cù phù hợp cho nhiều đối tượng, sở thích và “tần số” của mùi hương.

Nhớ đến cơ duyên cách đây 6 năm, khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa cẩm cù trên mạng, chàng trai trẻ kể: “Khoảnh khắc ấy mình còn nhớ như in. Hai loại hoa cẩm cù mình thấy đầu tiên là carnosa white và pink silver. Như bị thôi miên bởi vẻ đẹp tinh khiết nhưng vẫn nhu mì ấy, mình tìm hiểu sâu hơn về hoa cẩm cù. Chẳng ngờ đó lại là con đường lập thân, lập nghiệp của mình”.

Mê mẩn với vẻ đẹp tinh khôi, với những chùm hoa cẩm cù dạng chùm, hình ngôi sao 5 cánh nhỏ xinh nhiều màu sắc, Lê Hoàng Phú bắt tay vào việc tìm hiểu loài và kỹ thuật chăm sóc. Cứ thế, từ mua một giò, hai giò cẩm cù, rồi gây, ươm giống, nhập giống, đến nay Lê Hoàng Phú đã sở hữu 400 loại cẩm cù khác nhau. Khu vườn rộng 1.000m2 ngập tràn hương sắc của hàng trăm loại cẩm cù.

Anh Phú nói vui: “Cẩm cù có sức sống mãnh liệt. Phải “cắt cây, phơi khô, đem đốt” thì cây mới chết”. Nếu thế vì sao cẩm cù lại có giá đến vậy. Cây giống dao động từ 50 nghìn đồng đến vài triệu đồng. Cẩm cù trưởng thành có mức giá từ 100 nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng?

Chàng trai 29 tuổi tiết lộ: “Đúng là cẩm cù rất dễ trồng. Nhưng để cây sống tốt và ra hoa là cả một quá trình. Thường thì cẩm cù sẽ cho hoa sau một năm, nhưng như cẩm cù inflata chẳng hạn, từ khi trồng đến lúc trưởng thành phải mất ba năm. Chẳng riêng cẩm cù, loài hoa nào cũng cần sự chăm sóc, tưới bón, và quan trọng nhất là cái tâm của mình gửi gắm vào từng chậu hoa. Riêng với các loài cẩm cù quý hiếm, nó bắt nguồn từ đẳng cấp vương giả, nguồn gốc xuất xứ, độ hiếm của loài, sự đặc biệt riêng có của hoa…”.

Yêu hoa, hoa chẳng phụ

Toàn bộ hai nhà giàn lớn được Lê Hoàng Phú lắp đặt hệ thống tưới tự động. Tuy nhiên, thú vui và cũng là sự kỹ lưỡng đã khiến chàng trai trẻ tự tay tưới bón cho từng chậu cẩm cù. Nhiều lúc quá say mê, Hoàng Phú lẩm nhẩm tâm tình với hoa như người thân.

Từng có công ăn việc làm ổn định, niềm đam mê đã khiến chàng trai 9X tự động nghỉ việc. Gian đoạn khó khăn ấy vẫn còn in đậm trong đôi mắt tự tin của Phú. Nhờ biết tích tiểu thành đại, tầm nhìn xa và quan trọng nhất là hết lòng với đam mê cẩm cù, hoa đã không phụ công người.

Vừa bán cẩm cù trưởng thành, Lê Hoàng Phú còn cung cấp cây giống. Từ 400 loại cẩm cù khác nhau, hàng tháng, khu vườn mang về cho chàng trai 9X trung bình hơn 10 triệu đồng (sau khi đã trừ chi phí). Sở hữu trong tay hàng loạt loại cầm cù quý, khu vườn nhỏ bé ấy có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trên trang facebook cá nhân của Phú, những kinh nghiệm quý báu, tinh hoa tích cóp bao nhiêu năm đều được chia sẻ. Khi chúng tôi hỏi, Hoàng Phú vui vẻ: “Mong muốn của mình là hoa cẩm cù sẽ đến được với mọi người, nhất là ở thị trường Huế, khi đây là loại hoa còn khá mới mẻ”.

Bài, ảnh: MAI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Return to top