ClockChủ Nhật, 25/11/2018 19:38

Không bất động với những dự án bất động

TTH - Cùng với “trải thảm đỏ” kêu gọi và thu hút đầu tư, Thừa Thiên Huế cương quyết thu hồi và chấm dứt hoạt động đối với các dự án (DA) treo, DA chậm triển khai nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư tiềm lực, tránh lãng phí quỹ đất.

Cú bứt phá ngoạn mục của các dự án bất động sản Huế năm 2018Sự lên ngôi của phân khúc đầu tư tại thị trường bất động sản HuếChủ tịch Quốc hội: Giàu lên, đại gia bất động sản từ thất thoát đất đai

Dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại KCN Phong Điền sau nhiều năm giờ vẫn chỉ là bãi đất trống

Xí phần

Dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời được cấp phép xây dựng trên diện tích 15ha tại Khu B, Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 300 triệu USD, do Công ty CP Đầu tư chuyển giao Worldtech làm chủ đầu tư. Đây được xem là DA quy mô lớn được đầu tư tại huyện Phong Điền thời điểm này nên được lãnh đạo và người dân chờ đợi với mong muốn mang lại diện mạo mới cho vùng rú cát, tạo việc làm cho con em địa phương. Thế nhưng, sau 8 năm khởi công, đến nay DA vẫn “án binh bất động”, trong khi diện tích đất thu hồi của hàng trăm hộ dân bỏ hoang.

Nằm giáp ranh giữa thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) là DA Khu du lịch (KDL) nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô của Công ty CP Đầu tư phát triển Phong Phú- Lăng Cô. Dự án được phê duyệt tổng diện tích thuê đất 253ha, vốn đăng ký 5.230 tỷ đồng, gồm nhiều cụm biệt thự, công viên biểu tượng, khu phố ẩm thực hải sản, nhà hàng và câu lạc bộ sức khỏe đáp ứng nhu cầu lưu trú và vui chơi giải trí chất lượng cao của du khách trong nước và quốc tế. Theo đề án, sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động, đây sẽ là KDL, dịch vụ đa ngành và chất lượng, góp phần làm phong phú thêm một số loại hình dịch vụ tại Khu kinh tế (KKT) Chân Mây- Lăng Cô, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Thế nhưng, sau 11 năm khởi công đến nay DA vẫn nằm trên giấy.

Theo Trưởng thôn Phú Hải, ông Nguyễn Ngọc Chính, Phú Hải có 97 hộ nằm trong diện phải di dời, chủ đầu tư đã kiểm kê tài sản và phê duyệt giá trị bồi thường, nhưng từ năm 2009 đến nay doanh nghiệp (DN) không chi trả tiền, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. “Chúng tôi sống trên đất của mình nhưng không được trồng cây, xây dựng, sửa chữa nhà cửa trong khi con cái ngày mỗi lớn, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng nhiều; hàng trăm ngôi mộ của ông bà tổ tiên phải di dời cách nơi ở 7-8 cây số rất khó khăn trong việc hương khói. Nhiều lần đề nghị lên cấp trên nếu DA không triển khai thì xóa quy hoạch để bà con ổn định cuộc sống nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.” ông Chính nói.

Hiện trên địa bàn KKT Chân Mây- Lăng Cô còn có hàng loạt DA “tỷ đô” khác “án binh bất động” hoặc chỉ xây dựng hàng rào, văn phòng đại diện để “giữ đất”, như: DA KDL nghỉ dưỡng cao cấp Lập An, KDL của Công ty CP Gia Minh - Conic, DA KDL Bến thuyền thể thao dưới nước của Công ty CP du lịch Đảo Ngọc… Trong khi đó, hàng ngàn ha đất của hàng trăm hộ dân nằm trong vùng quy hoạch không thể xây dựng nhà ở, trồng rừng, làm vườn vì tâm lý sợ di dời giải tỏa.

 Những dự án treo ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đang gây lãng phí quỹ đất

Xử lý dứt điểm

Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Mạnh thông tin, giai đoạn 2014-2018, huyện tập trung thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư thực hiện 56 công trình DA; đến nay đã có 522 trường hợp được bố trí tái định cư để thực hiện giải phóng mặt bằng. UBND huyện đang chỉ đạo các ban ngành liên quan tiến hành lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định với tổng diện tích đất thu hồi là 1.021ha. Hiện một số DA quy mô lớn và tác động đến đời sống người dân, song chậm triển khai đó là DA KDL nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn 110ha, KDL nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô 253ha. Sắp tới, huyện sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan đôn đốc nhà đầu tư triển khai DA, đồng thời có biện pháp thu hồi đất nhằm tránh lãng phí quỹ đất để giao cho các nhà đầu tư tiềm lực.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ông Phan Thiên Định cho biết, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thu hồi 24 DA chậm triển khai trên địa bàn tỉnh, đến nay đã thu hồi 13 DA; riêng các KCN, KKT có 10 DA, số còn lại đang tái khởi động tiếp tục đầu tư trở lại. Qua theo dõi, hiện một số DA chưa triển khai do gặp một số khó khăn trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, vay vốn...

Các DA cũ nằm trong bối cảnh Chính phủ có quyết sách thay đổi lớn trong việc điều chỉnh các dòng vốn đầu tư, nhất là từ các DN Nhà nước thông qua hình thức không cho phép đầu tư ngoài ngành nên một số DA từ các DN Nhà nước trước đây cấp phép đầu tư bị dừng lại, cần thời gian xử lý, huy động thêm nguồn vốn hoặc kết thúc DA, song do các DA này có tài sản trên đất dẫn đến chậm thu hồi. Ngoài ra, một số nhà đầu tư thời điểm trước 2007-2008 là nhà đầu tư có tiềm lực, sau thời điểm này do khủng hoảng kinh tế nên rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn nên không thể triển khai DA đúng tiến độ.

Sắp tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ban ngành liên quan tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, đồng thời kiên quyết thu hồi, chấm dứt hoạt động đối với các DA chậm triển khai để giao đất cho các nhà đầu tư tiềm lực, sử dụng có hiệu quả các quỹ đất để tăng nguồn thu ngân sách góp phần phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà.

Theo Phó Trưởng Ban Quản lý KKT, công nghiệp tỉnh Nguyễn Văn Sơn, đến tháng 10/2018, BQL KKT, công nghiệp đã thu hồi và chấm dứt hoạt động đối với 10 DA tại các KCN và KKT Chân Mây- Lăng Cô, trong đó KCN Phú Đa: 1, Phong Điền: 4, Phú Bài: 3 và KKT Châm Mây- Lăng Cô: 2. Một số DA cấp phép quá lâu nhưng không triển khai xây dựng, như: Tổ hợp nhà máy pin năng lượng mặt trời của Công ty CP Đầu tư chuyển giao Worldtech, Nhà máy sản xuất gạch bê tông nhẹ của Công ty TNHH Trường An, Khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Lăng Cô của Công ty TNHH Pegasus Fund 2- Việt Nam, Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, vật tư y tế và thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Hutes Việt Nam Huế…

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

TIN MỚI

Return to top