ClockThứ Hai, 06/02/2023 08:57

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2022 tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 656,4 triệu USD, tăng 10,4% trong đó các mặt hàng xuất khẩu chính gồm xăng dầu các loại, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, sắt thép...

“Nghĩa tình sâu nặng Việt - Lào”Giữ gìn, phát huy tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - LàoBộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế tọa đàm với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Salavan

Dây chuyền sản xuất phân bón tại Nhà máy phân bón Long Mỹ. Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN

Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào cả năm 2022 đạt giá trị 1,703 tỷ USD, tăng 24% so với cả năm 2021.

Đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt kỳ vọng lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra tại Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 656,4 triệu USD, tăng 10,4%. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm xăng dầu các loại đạt 125,4 triệu USD, tăng 439%; phân bón các loại đạt 32,5 triệu USD, tăng 31,2%; sắt thép các loại đạt 60,1 triệu USD, giảm 15%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 59,2 triệu USD, tăng 1,4%; sản phẩm từ sắt thép đạt 44,3 triệu USD, giảm 41%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 36,6 triệu USD, giảm 20,7%.

Nhập khẩu đạt 1,047 tỷ USD, tăng 34,6%. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 140 triệu USD, tăng 29,4%; phân bón các loại đạt 92 triệu USD, tăng 50%; cao su đạt 242,2 triệu USD, tăng 30,4%; ngô đạt 29 triệu USD, tăng 5,259%.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Lào, trong năm 2022, ngành công thương hai nước đã thường xuyên phối hợp, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa Việt Nam và Lào như Diễn đàn doanh nghiệp hai nước do cấp Bộ trưởng chủ trì tháng 4/2022; Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam-Lào trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng tháng 5/2022 với sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của 170 doanh nghiệp hai nước; Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào tổ chức tại Viêng Chăn, Lào tháng 8/2022 với quy mô 250 gian hàng tiêu chuẩn với sự tham gia của 128 doanh nghiệp hai nước; Diễn đàn thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam-Lào tháng 11/2022; Tổ chức thành công Hội nghị hợp tác thương mại biên giới Việt-Lào lần thứ XII; Hôi nghị hợp tác phát triển ngành công thương năng lượng và mỏ Việt Nam-Lào do cấp Bộ trưởng chủ trì, tổ chức vào tháng 12/2022 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Riêng tháng 12/2022 tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào đạt 211 triệu USD, tăng 60% so với tháng 11/2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào tháng 12/2022 đạt 101 triệu USD, tăng mạnh 129% so với tháng 11/2022.

Một số mặt hàng xuất khẩu sang Lào có giá trị tăng đột biến trong tháng 12 là xăng dầu các loại đạt 60,1 triệu USD, tăng 721,7% so với tháng 11/2022. Đây là kết quả đến từ hợp tác thương mại hỗ trợ nguồn cung xăng dầu giữa hai nước trong thời gian qua; tiếp đến là mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 4,4 triệu USD, tăng 60,6%; sắt thép các loại đạt 3,6 triệu USD, tăng 22,1%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 1,4 triệu USD, tăng 50,6%...

Về nhập khẩu của Việt Nam từ Lào tháng 12/2022 đạt giá trị 110,2 triệu USD, tăng 24,4% so với tháng 11/2022. Mặt hàng nhập khẩu chính gồm cao su đạt 27 triệu USD, tăng 25,9%; phân bón các loại đạt 7,4 triệu USD, tăng 57%, hàng rau quả đạt 360.000 USD, tăng 189%.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

TIN MỚI

Return to top