ClockChủ Nhật, 17/11/2024 06:21

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

TTH - Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Xúc tiến thương mại: Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng“Lấy lòng” nhà đầu tư

 TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp LEADMAN

Sau nhiều lần đến Huế, nhất là thời gian gần đây, tôi thấy Huế đã chuyển mình, sôi động và năng lượng hơn. Đơn cử như quanh khách sạn tôi ở thường xuyên kín phòng, dù không phải là mùa cao điểm du lịch. Các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm được tổ chức, tạo thêm nhiều sân chơi cho người dân địa phương cũng như du khách. Người Huế không còn đi ngủ sớm như trước.

Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ cho du khách đã được chú ý, nhất là vừa qua, Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế đi vào hoạt động, thu hút rất đông lượng khách đến tham quan, mua sắm. Con số 100.000 giao dịch tại Aeon Mall Huế trong tuần đầu tiên mở cửa không thấp hơn lượng khách đến Aeon Mall Tạ Quang Bửu ở TP. Hồ Chí Minh trong tuần đầu tiên khai trương. Điều này phần nào cho thấy, nhu cầu tiêu dùng của Huế rất lớn.

Là người khá gắn bó với cộng đồng DN Huế, ông có thể chỉ ra, đâu là thế mạnh lớn nhất của DN Huế so với các DN ở các địa phương khác?

Khi trao đổi với cộng đồng doanh nhân Huế, tôi thường nhấn mạnh, DN Huế có nhiều thế mạnh và tiềm năng để phát triển công nghiệp, dịch vụ so với các địa phương khác. Huế có vị trí địa lý thuận lợi: Có sông, núi, biển, hải cảng, sân bay… là tiền đề để phát triển kinh tế. Huế có bề dày lịch sử là Kinh đô của Đàng Trong và cả nước trong gần 300 năm. Vì thế, Huế có nhiều câu chuyện để kể với bên ngoài và đó cũng là cơ sở để xây dựng các sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP…

Đặc biệt, nguồn nhân lực qua đào tạo của Huế rất cao, cũng là bệ phóng để DN Huế phát triển.

Câu chuyện Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thu hút sự chú ý của rất nhiều DN cũng như người dân Huế. Vậy theo ông, DN Huế sẽ có những cơ hội nào khi trở thành đô thị trực thuộc Trung ương?

Về lý thuyết, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cùng với Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, Huế sẽ có điều kiện và nguồn lực đầu tư mạnh mẽ hơn vào cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, Huế sẽ thu hút nhiều hơn DN lớn trong và ngoài nước đến đầu tư. Đây là cơ sở để DN Huế hợp tác, liên kết với DN lớn để quảng bá, cải thiện chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến quy trình quản lý…

 Thừa Thiên Huế rất chú trọng công tác hỗ trợ doanh nghiệp

Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội sẽ có rất nhiều thách thức. Các DN lớn vào hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của các DN Huế sẽ gặp sự canh tranh khốc liệt của những DN có kinh nghiệm. Đi cùng với việc thu hút các DN lớn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng sẽ tăng. Các DN Huế cần phải nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nếu muốn cạnh tranh. Ngoài ra, chi phí đầu tư nhà xưởng, chi phí vận hành và sản xuất như nguyên, vật liệu, nhân công sẽ gia tăng là thách thức không nhỏ.

Để đón đầu cơ hội, cũng như vượt qua các thách thức, DN Huế cần làm gì và chuẩn bị tâm thế nào thưa ông?

Qua những lần tiếp xúc với DN ở Huế đa số là DN nhỏ và siêu nhỏ, nên tôi thấy khả năng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng ổn định chưa cao. Hiện không có quá nhiều DN Huế đủ năng lực sản xuất để đưa sản phẩm của mình bày bán ở các siêu thị như Co.opmart và Aeon Mall... Do đó, điều mà DN Huế cần là mở rộng quy mô sản xuất bằng các hình thức liên kết, hợp tác với nhau để cùng phát triển; quan tâm nâng cao năng lực quản lý và chất lượng sản phẩm như chứng nhận ISO9001, HACCP22000…; hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có lợi thế cạnh tranh.

Du lịch, dịch vụ được xem là thế mạnh của Huế, nhưng các sản phẩm du lịch của Huế cũng chưa đa dạng. Cứ nói đến Huế là nói đến Đại Nội, lăng tẩm… Sản phẩm quà tặng là mè xửng, dầu tràm, nón lá… rất khó thu hút khách du lịch đến lần 2 và bỏ tiền chi tiêu nhiều. Và thực tế, DN ở Huế đang chỉ khai thác trên cơ sở hạ tầng hiện có, chưa đầu tư công sức và chất xám vào sản phẩm, trong khi đây mới là nguồn thu mang lại lợi ích lớn nhất cho DN (theo nguyên tắc Smile curve).

Theo ông, chính quyền cần có những đổi mới như thế nào trong việc đồng hành cùng DN?

Cách đây 3 năm, chúng tôi đến Huế với nhiệm vụ đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nhân, DN nhỏ và vừa thuộc tỉnh với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý DN, giúp DN Huế nắm bắt cơ hội đầu tư kinh doanh. Theo quan sát, từ năm 2021 đến nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế liên tục được cải thiện. Trong 3 năm liền, Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm top 10 toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nói như vậy để thấy, lãnh đạo tỉnh đã có những hành động thiết thực để hỗ trợ DN nắm bắt cơ hội khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ rất sớm.

Dù vậy, lãnh đạo tỉnh vẫn có thể hỗ trợ DN nhiều hơn nữa. Đơn cử, Huế cần có chính sách thu hút những DN lớn đầu tư vào những địa điểm du lịch hiện chưa khai thác hiệu quả như: Khu du lịch Bạch Mã, Lăng Cô, đầm phá Tam Giang… biến những nơi này trở thành các điểm thu hút khách du lịch đến Huế và là động lực phát triển lan tỏa sang các ngành nghề khác. Việc công bố các dự án đầu tư lớn, kêu gọi các các DN “đại bàng” vào Huế cũng rất cần thiết nhằm tạo cơ sở minh bạch trong việc thu hút đầu tư. Ngoài ra, Huế cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vừa được phê duyệt, lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực để đầu tư thực hiện.

Đồng thời, theo tôi, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp của chính quyền, sở, ban ngành cũng cần phải được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý để phù hợp với tình hình mới.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Loan (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại
Return to top