ClockThứ Tư, 06/03/2024 07:07

Một công đôi việc

TTH - Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Phòng, chống dịch ngày tết: Giám sát kỹ, không chủ quanLo cho cây lúa trên đồngTăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán

 Phường Thủy Xuân đồng loạt thực hiện Ngày Chủ nhật xanh trên toàn địa bàn. Ảnh: Kim Ngân

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan; đồng thời ngăn ngừa bệnh truyền lây từ động vật sang người, bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi; Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2001/UBND-NN yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế tham mưu UBND cấp huyện tổ chức, triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường” đảm bảo hiệu quả. Trong đó, tổ chức, triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao, thường xuyên xuất hiện dịch bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt từ nay đến ngày 31/3; đồng thời thực hiện với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”.

Theo đó, chính quyền cấp xã tổ chức các đội tổng vệ sinh, phun thuốc sát  trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh, khu vực chôn lấp, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật... Tại cửa khẩu biên giới, phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua lại. Đối với các đường mòn, lối mở ở biên giới, chính quyền địa phương cấp xã bố trí hố sát trùng hoặc rải vôi bột theo quy định…

Điều thuận lợi là công tác vệ sinh môi trường tại Thừa Thiên Huế những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng kể. Nhất là phong trào Chủ nhật xanh đã lan tỏa mạnh mẽ trong các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và người dân. Chủ nhật hàng tuần, các cấp hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên và người dân đều ra quân làm sạch môi trường. Theo đó, ý thức bảo vệ môi trường được lan tỏa. Nhờ vậy, môi trường và không gian sống từ thành thị đến nông thôn cơ bản được sạch sẽ, thông thoáng. Nhất là tình trạng xác gia súc, gia cầm chết không còn bị vứt bỏ ra môi trường, góp phần đáng kể vào nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường gắn liền với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” là một công đôi việc, sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

ĐT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top